Nổi tiếng với các kiến trúc tuyệt đẹp, công nghệ tiên tiến đáng nể cũng như các truyền thống mạnh mẽ, Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất để tìm hiểu về văn hóa. Về phương diện ẩm thực, các đầu bếp Nhật Bản vốn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực kết hợp bao gồm kết hợp các món ăn từ khắp nơi trên thế giới đi đôi với sự tinh tế trong ẩm thực của riêng họ, từ đó đem lại sự đổi mới, độc đáo và dẫn đến một danh sách hỗn hợp các sáng tạo mới lạ, thú vị và rất hấp dẫn.
Tinh dịch cá (Shirako)
Người Nhật vốn thích món tinh dịch cá. Vì thế, món ăn đã lan rộng khắp thế giới. Người Mỹ gọi nó là “milt” (tinh dịch cá). Người Nhật gọi nó là shirako. Người Nga thích ăn tinh dịch cá trích (moloka).
Shirako thực sự là túi tinh trùng chứa đầy chất lỏng của cá. Mặc dù túi thường được chiết xuất từ cá tuyết, đôi khi nó được lấy từ cá hồi, cá nóc và cá cần câu. Shirako được phục vụ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các đầu bếp thường chiên ngập dầu bộ máy sinh sản này trong bột, áp chảo hoặc cho vào nồi lẩu. Đối với những thực khách khó tính, shirako thường được phục vụ sống với hành lá, tỏi tây và sốt cam quýt. Về hương vị, món ăn nhẹ tinh dịch đóng gói ở dạng kem, ngọt nhẹ và có thêm chút đậu hũ.
Món ăn này cung cấp một số giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin B, calci, kali và protein.
Bánh rán cà ri (Kare Donatsu)
Người Nhật đã lấy một món ăn truyền thống của Ấn Độ và đưa vào đó cách chế biến độc đáo. Nói một cách đơn giản, kare donatsu là một loại bánh rán chiên giòn với nhân cà ri. Món ăn vặt rẻ tiền, chỉ vài đô la, được bán tại các tiệm bánh và cửa hàng trên khắp Nhật Bản. Tiệm bánh Toyofuku ở Tokyo tự hào tuyên bố rằng họ đã sản xuất kare donatsu sử dụng thịt bò Nhật Bản trong hơn một thế kỷ.
Lấy cảm hứng từ công thức kare donatsu, công ty bánh kẹo Nhật Bản Tirol đã quyết định tung ra một sáng tạo cà ri kỳ lạ khác, đó là chocolat cà ri. Những món ăn nhẹ có kích cỡ vừa ăn này, được gọi là Kare Pan Tirol, có nhân chiocolat, cà ri và bánh mì giòn. Sự xuất hiện của bánh rán cà ri thậm chí còn sinh ra nhân vật “Kare Pan Man” (Người bánh mì cà ri), một siêu anh hùng anime làm từ bánh mì cà ri.
- Xem thêm: Mì soba từ… Đồng Văn!
Cà ri lần đầu tiên được sử dụng ở Nhật Bản vào giữa những năm 1800. Người ta tin rằng các thương nhân người Anh ở thành phố cảng Kobe của Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu bột cà ri cho đất nước. Món cà ri nhanh chóng lan truyền qua các sách dạy nấu ăn và trở thành món ăn chính của hải quân Nhật Bản.
Vào những năm 1930, một thương gia Nhật Bản đã nếm thử cơm cà ri trên một con tàu hơi nước đến châu Âu. Khi trở về, anh bắt đầu bán một phiên bản giá cả phải chăng của món ăn này trong cửa hàng bách hóa Osaka của mình. Nó đã thành công ngay lập tức và dẫn đến những quán cà ri xuất hiện trên khắp Nhật Bản.
Món Mực nhảy múa
Mực nhảy (katsu ika odori-don) vừa là món ngon của Nhật Bản vừa là món ăn truyền cảm hứng. Như tên gọi, con mực phục vụ như một trò đùa nhào lộn cho những thực khách nhà hàng. Việc nhúng con mực vào nước tương dẫn đến phản ứng điện trong các chi của sinh vật. Đặc biệt hơn, chính muối trong nước tương làm cho các xúc tu giật mạnh, khiến con mực có vẻ như vẫn còn sống.
Khi mực mới bị giết, phần lớn mô vẫn còn hoạt động. Chất muối trong nước sốt kích hoạt điện thế hoạt động trong tế bào thần kinh cảm giác của xúc tu. Một loạt tín hiệu điện sau đó được gửi đến các cơ khiến chúng co lại và thư giãn. Vì các tế bào cơ của mực vẫn sở hữu năng lượng dự trữ dưới dạng adenosine triphosphate (ATP), nên chuyển động vẫn có thể xảy ra.
Chuyện con mực nhảy múa đã gây tranh cãi trực tuyến, với một số người xem phàn nàn về sự tàn ác đối với động vật. Tuy nhiên, não mực đã được loại bỏ trong quá trình nấu. Kết quả là con mực chết và không thể cảm thấy đau.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi rắc muối lên chân ếch bị đứt lìa. Một thí nghiệm tương tự đã được thực hiện trên một người bị kết án đã chết vào đầu những năm 1800. Mực nhảy được bán tại Ikkatei Tabiji, một nhà hàng ở Hakodate. Nó thường được phục vụ cùng với cơm, trứng cá hồi và lá shiso.
Shiro-uo (Cá bống đóng băng)
Đây là một phần khác của ẩm thực “khiêu vũ”. Tuy nhiên, không giống như mực nhảy, những sinh vật biển này đôi khi vẫn còn sống khi người ta ăn. Shiro-uo là những con cá nhỏ, trong mờ. Khi được cho vào miệng, chúng được cho là đang thực hiện điệu nhảy odorigui.
Nói một cách tổng quát, từ odorigui trong tiếng Nhật dùng để chỉ việc ăn hải sản vẫn đang chuyển động. Điều này có thể xảy ra khi sinh vật còn sống (ví dụ: món cá bống shiro-uo) hoặc đã chết (ví dụ: món mực katsu ika odori-don). Tuy nhiên, phổ biến hơn, shiro-uo được tiêu thụ khi chúng bất động và chết. Ví dụ: chúng thường được sử dụng như một món phủ trên bề mặt cơm.
Được đánh bắt trên khắp các đảo Kyushu và Honshu của Nhật Bản, những con cá bống sống được bán với giá cao. Các vùng khác nhau sử dụng các loại cá nhỏ khác nhau trong các món ăn của họ. Các đầu bếp ở Fukuoka (Kyushu) sử dụng cá bống băng, trong khi những người từ Iwakuni (phía tây Honshu) sử dụng cá mồi trắng.
Nhiều nhà thám hiểm gan dạ rủ nhau đến nhà hàng Koharu ở Fukuoka để ăn shiro-uo. Cấu trúc kiểu tiền chế này nhìn ra sông Muromi, nơi ngư dân địa phương dành cả ngày để bắt những con shiro-uo.
Khi vào bên trong cơ sở nổi tiếng, các thực khách quen sẽ trộn “các vũ công máu lạnh” với hỗn hợp giấm và trứng. Với đôi đũa luôn sẵn sàng, người tiêu dùng có thể thoải mái đón nhận sự lộng lẫy của vũ điệu odorigui. Tùy theo quyết định của khách hàng, sau đó cá sẽ được nhai hoặc nuốt nguyên con.
Ong vò vẽ, ong bắp cày, ong và ấu trùng của chúng
Hầu hết các loài côn trùng này đều nguy hiểm. Đối với người Nhật, chúng là một món ăn nhẹ ngon miệng. Trên thực tế, Hoàng đế Hirohito được biết đến là người thích ăn côn trùng, nhất là món ong bắp cày ăn với cơm.
Ở một nơi nào đó tại Nhật, một người đàn ông đang đuổi theo con ong bắp cày đang “vẫy cờ”. Những thợ săn ong bắp cày này đặt những cục thịt nhỏ xung quanh các sườn núi rừng ở miền trung Nhật Bản, chờ bọn ong mang một miếng về tổ của chúng. Gắn trên miếng thịt là một lá cờ nhỏ màu trắng cho phép những người thợ săn theo dõi con ong bắp cày khi nó bay trên không.
Khi đã định vị được tổ, cả nhóm sẽ vô hiệu hóa ong bắp cày bằng cách sử dụng khói. Các bộ phận của tổ chứa nhiều ấu trùng sau đó được mang đi và sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản. Thậm chí người ta có thể mua các lon ấu trùng ong bắp cày từ các cửa hàng và gói ấu trùng ong từ các máy bán hàng tự động.
Các thợ săn tìm kiếm tổ của loài ong bắp cày khổng lồ châu Á (hay còn gọi là sát thủ yak. Yak: Tên của giống bò to ở vùng cao nguyên Tây Tạng-ND) bằng một kỹ thuật tương tự. Những con ong bắp cày trưởng thành mạnh mẽ bị thu hút vào một thùng lớn chứa rượu shochu và để lên men. Kết quả cuối cùng là một loại nước ép say sưa chứa đầy vitamin C và protein. Trong khi đó, ấu trùng được thu hoạch từ tổ và được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, bao gồm món khai vị, nước dùng và món tempura (món xốt hải sản Nhật).
Những cách ăn côn trùng của Nhật Bản đã đưa đất nước này lên bản đồ. Những khách du lịch thích cảm giác mạnh đi du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã tìm đến đảo quốc này để nếm thử các món châu chấu lúa, nhộng tơ và bọ nước khổng lồ của họ.
Món kem lạnh mới lạ
Nhật Bản nổi tiếng với những loại kem mới lạ. Nhiều thành phần không chính thống được cho vào trong những chiếc muỗng cay nồng này sẽ khiến vị giác của bạn bị rối loạn. Từ thịt ngựa sống cho đến hoa tulip, có vẻ như đã trở thành một hương vị phù hợp với bất kỳ khẩu vị nào của thực khách.
Một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Tokyo là Thị trấn Namja tại Namco, quê hương của Thành phố Ice Cream nay đã không còn tồn tại. Các quầy bán kem và đồ tráng miệng nhỏ hơn đã được dựng lên sau khi bảo tàng đóng cửa. Tuy nhiên, vào thời hoàng kim, Ice Cream City được biết đến với món mực ống, nước tương, hàu, vi cá mập, bia và món kem lạnh có vị rượu whiskey.
Hàng năm, Nhật Bản tổ chức “Ngày kem”. Vào ngày 9 tháng 5, ở tỉnh Saitama, những người hâm mộ kem kỷ niệm ngày này bằng cách nếm thử 100 hương vị khác nhau. Một số món ăn khác thường nữa bao gồm cua, lươn và bạch tuộc.
Kem bạch tuộc và sứa theo thứ tự cũng có sẵn ở các tỉnh Kumamoto (Kyushu) và Yamagata (Honshu). Từ thị trấn Bizen, bạn có thể mua kem có những miếng hàu chiên giòn nhô ra từ các phía.
Và nếu bạn từng mê mẩn một chút món kem rắn hổ lục hầm hố, Nhật Bản chính là điểm đến của bạn. Hương vị đặc biệt của kem khiến nhiều người mong muốn. Một số người nói rằng nó có vị như chất nôn. Đáng chú ý hơn, những người khác cho rằng nó có mùi tỏi và hạnh nhân. Nhiều người dân Nhật Bản tin rằng loài bò sát có nọc độc, được gọi là mamushi, có chất kích thích tình dục mạnh, cải thiện hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.