Trong suốt chiều dài lịch sử, vì những lý do khác nhau hoặc vì tính độc quyền, độc tố, quá đắt đỏ hoặc thậm chí ghê rợn, những màu sắc sau đây đã từng bị nghiêm cấm sử dụng.
Màu nâu xác ướp
Vào thế kỷ 16, một loại sơn màu nâu mới bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật châu Âu có tên “Mummy Brown”. Bạn có thể nghĩ đơn giản đây là một cái tên sáng tạo, nhưng trên thực tế, loại sơn này thực sự được tạo ra từ những xác ướp Ai Cập cổ đại bị nghiền nát thật sự.
Vào thế kỷ 19, “Egyptomania” lan rộng khắp châu Âu và Hoa Kỳ khi mọi người sử dụng xác ướp làm đồ trang trí, làm dược phẩm, giấy và thậm chí các trò chơi tiệc tùng tại các sự kiện khai mở xác ướp. Kỹ thuật để chuẩn bị màu sắc cũng có thay đổi, và ngày nay hầu như không thể biết một bức tranh có sử dụng chất liệu này hay không thông qua bất kỳ loại phân tích nào, nhưng tất cả các biến thể của nó đều bao gồm xác ướp thực sự.
Nhưng không phải ai cũng biết sơn thực sự được làm bằng gì. Khi họa sĩ Edward Burnes-Jones tìm ra nguồn gốc thực sự của vật liệu mà ông đang sử dụng, ông đã tổ chức một đám tang ngẫu hứng cho xác ướp ở sân sau của mình. Nhưng dẫu sao chất liệu này cũng có giới hạn. Vào năm 1964, những người tạo ra màu sơn nâu xác ướp cho biết rằng họ đã hết xác ướp.
Màu Vantablack
Vantablack là một trong những màu tối nhất mà loài người biết đến. Được phát triển bởi công ty Surrey NanoSystems của Anh vào đầu những năm 2000, nó có thể hấp thu 99,965% số lượng ánh sáng. Nó đã giữ Kỷ lục Guinness thế giới về chất nhân tạo đen tối nhất cho đến khi một chất liệu còn đen hơn thế nhiều, được gọi là “dark chamaleon dimers” đã đánh bật nó khỏi vị trí hàng đầu vào năm 2015. Nó có thể được sử dụng để ngăn ánh sáng từ kính thiên văn và camera hồng ngoại cũng như có khả năng hấp thu năng lượng mặt trời. Nó cũng có thể có các ứng dụng quân sự, chẳng hạn như ngụy trang cấp độ cao.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng sơn vantablack để làm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại hoặc trang trí phòng ngủ của bạn, có thể bạn sẽ không gặp may. Tất nhiên, trừ khi tên của bạn là Anish Kapoor vì anh có giấy phép độc quyền để sử dụng sản phẩm trong nghệ thuật. Kapoor, người nổi tiếng với việc tạo ra tác phẩm điêu khắc “Cổng mây” mang hình hạt đậu ở Chicago, đã nhận được nhiều lời chỉ trích gay gắt vì cố gắng giữ độc quyền một màu sắc cho riêng mình. Một người bạn họa sĩ tên Stuart Semple đã tạo ra nhiều màu sắc khác, bao gồm “Pinkest Pink”, “Black 2.0”, “Black 3.0” và “Diamond Dust”, mà mọi người trên thế giới đều được phép sử dụng… ngoại trừ Anish Kapoor. Công ty NanoLab của Massachusetts cũng tạo ra một chất tương tự như Vantablack được gọi là Singularity Black, có sẵn cho công chúng.
Màu tía Tyrian
Màu tía hoàng gia đã gắn liền với giới quý tộc trong nhiều thế kỷ và mối liên hệ này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong thời kỳ Đế chế La Mã, bất kỳ phi tần nào dám mặc đồ màu tía đều có thể bị xử tử. Nữ hoàng Elizabeth I cấm bất kỳ ai ngoại trừ gia đình bà mặc nó như một phần của Luật Sumptuary quy định những gì mỗi tầng lớp xã hội có thể mặc. Màu đỏ tía này thậm chí còn được cho là nhìn tương tự như máu khô, kết nối hoàng gia với ý tưởng về huyết thống thần thánh. Điều này trở nên phổ biến trong giới cầm quyền ở Ai Cập, Ba Tư và Đế chế La Mã và kéo dài cho đến giữa những năm 1500.
Lý do tại sao thuốc nhuộm màu tía rất hiếm vì nó cực kỳ khó sản xuất và đắt tiền. Thành phố Phoenicia Tyre là nhà sản xuất chính của loại thuốc nhuộm này, được gọi là màu tía Tyrian, màu tía hoàng gia hoặc màu tía hoàng đế. Để chiết xuất chất màu này, phải thu thập hàng trăm ngàn con ốc sên biển, kẹp vỡ và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Quá trình này cần đến 250.000 con ốc sên cho một ounce (bằng 28,35g) thuốc nhuộm; điều này khiến nó vô cùng đắt đỏ đối với hầu hết mọi người vì những con ốc sên này chỉ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Quần áo làm từ loại thuốc nhuộm này không bao giờ phai màu, và nó có giá trị bằng vàng theo đúng nghĩa đen. Năm 1856, nhà hóa học tuổi teen William Henry Perkin tình cờ phát minh ra một loại thuốc nhuộm màu tía rẻ hơn nhiều khi đang nghiên cứu thuốc điều trị chống sốt rét. Thuốc nhuộm mới này, cuối cùng được gọi là “màu hoa cà”, đã giúp màu tía trở nên phổ biến với mọi người.
Màu đỏ son
Màu đỏ son (Vermillion) còn được biết đến với những cái tên như đỏ chu sa hay màu đỏ Trung Quốc, nhưng bạn chắc chắn không muốn trộn lẫn bất kỳ thứ gì trong số chúng ở nhà. Vermillion mang màu đỏ cam từ thủy ngân, và các hạt thủy ngân càng nhỏ thì vermillion đỏ càng sáng. Nó đã được sử dụng gần 8.000 năm, kể từ khi người La Mã cổ đại lấy nó từ Tây Ban Nha rồi sử dụng nó trong mỹ phẩm và nghệ thuật. Nó cũng được sử dụng để làm sáng các bản thảo thời Trung cổ. Các tù nhân và nô lệ được giao cho công việc nguy hiểm là khai thác chu sa trong các mỏ thủy ngân ở Almadén thuộc Tây Ban Nha, sau đó nó được nung nóng và nghiền nát để tạo thành bột màu. Nó cũng được sử dụng trong hội họa thời Phục hưng và tất nhiên ở Trung Quốc, nơi nó có tên gọi thay thế. Ở đó, nó được trộn với nhựa cây và được sử dụng cho các đền miếu, mực và đồ gốm.
Người Trung Quốc cổ đại đã tạo ra chu sa nhân tạo, nhưng nó vẫn độc hại. Cuối cùng, màu đỏ Cadmium đã thay thế nó trở thành sự lựa chọn cho các họa sĩ trong thế kỷ 20, vì nó ít chết hơn nhiều và không bị phai thành màu nâu đỏ, như vermillion có xu hướng được sản xuất. Màu đỏ cam tươi sáng vẫn gắn liền với văn hóa truyền thống của Trung Quốc cho đến ngày nay, đi đôi với sự may mắn và hạnh phúc.
Màu xanh lá Scheele
Vào đầu những năm 1800, một loại thuốc nhuộm hoàn toàn mới đã ảnh hưởng lớn trên xã hội thượng lưu thời Victoria. Nhà sản xuất màu người Đức, Carl Wilhelm Scheele, đã cho ra mắt một màu xanh lá cây rực rỡ đến mức nó trở thành lựa chọn của những quý cô tham dự các bữa tiệc trên khắp Tây Âu. Công nghệ đèn khí mới làm cho các sự kiện vào ban đêm trở nên sáng hơn và màu xanh lục bảo này rất lý tưởng để cho những người phụ nữ hiện đại và thời trang thể hiện. Không bao lâu sau, màu xanh của Sheele đã được nhìn thấy trên khắp nước Anh qua váy, giấy dán tường, thảm và các cây nhân tạo.
Đáng tiếc là màu nhuộm mới này được làm bằng đồng arsenic có chứa nguyên tố gây chết người là arsen. Những phụ nữ mặc nó bị phồng rộp da. Các gia đình bắt đầu nôn mửa trong những phòng khách màu xanh lá cây của họ. Các công nhân nhà máy sử dụng thuốc nhuộm hàng ngày bị suy nội tạng. Một người làm hoa giả tên là Matilda Scheurer đã phải chịu một cái chết khủng khiếp, tròng trắng trong mắt của cô chuyển sang màu xanh lục và cô nói với những người khác rằng mọi thứ cô nhìn thấy đều có màu xanh lục. Mặc dù mọi người vào thời điểm đó đều biết rằng arsen có thể gây chết người khi ăn vào, nhưng những lời bàn tán xung quanh màu xanh lục Sheele đã giúp lan truyền ý tưởng rằng vật liệu này cũng có thể giết chết thông qua các hình thức tiếp xúc khác. Mặc dù các bác sĩ và phương tiện truyền thông nhanh chóng tìm ra mối liên hệ, mọi người vẫn chống lại những cảnh báo nhân danh thời trang cho đến năm 1895.
Màu trắng chì
Từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, người Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại đã sử dụng chất màu trắng dày này để trang điểm, bào chế thuốc và sơn. Các tác giả Hy Lạp cổ đại Pliny và Vestruvious thậm chí còn mô tả nó trong các tác phẩm của họ. Quá trình sản xuất nó khá đơn giản: ngâm kim loại chì trong giấm và sau đó cạo bỏ lớp bột trắng tạo thành. Nhiều nhà sản xuất và các họa sĩ đã mắc phải chứng bệnh được gọi là “chứng đau bụng của họa sĩ”, mà hiện nay chúng ta nói là nhiễm độc chì.
Độ đặc sệt của chì trắng và tốc độ khô nhanh đã khiến nó trở thành vật liệy được yêu thích của các họa sĩ trên khắp châu Âu. Nhưng chì có thể xâm nhập vào cơ thể nếu nó được hít vào, ăn vào, hoặc nhiễm, và nó có thể gây tổn thương lâu dài cho não và thận. Mặc dù rõ ràng rằng loại sơn này đã gây chết người, nhưng các họa sĩ không thể tìm thấy sự kết hợp phù hợp với tông màu kem ấm áp của nó, nên nó vẫn được sử dụng cho đến khi nó chính thức bị cấm vào những năm 1970.
Màu vàng Gamboge
Vào những năm 1600, Công ty Đông Ấn của Anh đã mang về một loại bột màu vàng tươi mới từ châu Á. Gamboge được đặt tên theo đất nước Cambodia (tức Campuchia), từng được gọi là “Camoboja” từ tiếng La tinh “gambogium” có nghĩa là sắc tố. Nó được thu thập dưới dạng nhựa cây từ các chồi măng của những cây ít nhất mười năm tuổi và sau đó chế biến thành bột mịn hoặc những viên đá cứng có thể làm ướt để sơn. Tuy loại nhựa cây này có độc, nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến gamboge không được ưa chuộng. Chất liệu màu này đã được sử dụng trong hội họa truyền thống của Trung Quốc, nhưng màu sắc bị phai nhanh và khó có thể nhận ra được vào ngày nay.
Đến giữa những năm 1800 ở Anh, một người bán dầu rắn tên là James Morrison đã cho ra đời sản phẩm “Thuốc thực vật của Morrison” làm từ gamboge, công dụng như một loại thuốc nhuận tràng và lợi tiểu mạnh. Các bác sĩ nhanh chóng nhận ra rằng gamboge gây kích ứng da và có thể gây chết người như một loại thuốc dù chỉ với một lượng nhỏ. Cũng trong năm 1980, một nhân viên công ty sơn Winsor & Newton đã tìm thấy một viên đạn trong một mảnh gamboge, từ đó người ta nhanh chóng phát hiện ra rằng nó đã được thu thập từ các cánh đồng giết người của Khmer Đỏ. Năm 2005, công ty Winsor & Newton của Anh đã ngừng sử dụng Gamboge và thay thế nó bằng một phiên bản không độc hại có tên “Gamboge mới”.