Gần 200 quốc gia đã thông qua một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong tháng 12 để loại trừ ô nhiễm nhựa trên đại dương, từ chai lọ cho đến bọc plastic tại các siêu thị hay các gói thực phẩm, ước lượng vào khoảng 8 triệu tấn mỗi năm.
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụn nhựa xuyên qua đường ruột của các loài giáp xác đi vào thức ăn của người.
Những miếng nhựa cực nhỏ (microplastic) làm ô nhiễm các loài trai từ vùng Bắc cực châu Âu cho đến Trung Quốc. Đây là chỉ dấu cho thấy ô nhiễm đại dương lan tràn trên toàn thế giới và có thể cuối cùng xâm nhập các món ăn của con người.
Các loài trai tại vùng biển trong vắt của Bắc cực nhiễm nhựa nhiều nhất trong các cuộc thử nghiệm dọc theo bờ biển, theo một cuộc nghiên cứu trong tháng này của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy (NIVA).
Những cuộc nghiên cứu trong quá khứ phát hiện miếng nhựa cực nhỏ ngoài khơi Trung Quốc, Chile, Canada, Anh và Bỉ.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Trung Quốc khuyến cáo loài trai có thể là chỉ số sinh học của ô nhiễm microplastic vì các loài này sống ở đáy biển, nơi quy tụ các vụn nhựa.
Ảnh hưởng của microplastic đối với các sinh vật biển hay đối với con người khi ăn phải hiện chưa rõ.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu là những nước sản xuất hàng đầu các loại trai sò nuôi với trị giá 6 tỉ USD