Thế nào là một luận án khoa học xã hội tốt? Làm cách nào để xây dựng nó một cách tốt nhất, từ nghiên cứu đến viết luận án, và làm thế nào để làm chủ cuộc đua marathon này? Tỷ lệ bỏ cuộc trong số nghiên cứu sinh luận án tiến sĩ khoa học xã hội và nhân văn là khá cao.
Để giúp họ, trong quyển sách có nhan đề Cuộc phiêu lưu viết luận án, một nghệ thuật (L’aventure de la thèse, tout un art – nhà xuất bản Les Éditions du Siècle), tác giả Éric Pichet đã đưa ra phương pháp khắc phục những thách thức, khó khăn chính nảy sinh trong quá trình làm luận án tiến sĩ và chiến thuật riêng của mình. Dưới đây là một số trích dẫn.
Làm và bảo vệ một đề tài để đươc công nhận học vị tiến sĩ không chỉ là đỉnh cao của một cuộc thi marathon trí tuệ, mà còn là một thử thách thể chất, cảm xúc và tâm lý. Luận án là một con quái vật phải được thuần hóa; vì vậy, phải có sự chuẩn bị tốt. Khi hỏi những người chuẩn bị trình luận án tiến sĩ, giám khảo nghĩ rằng điều kiện làm việc hàng ngày của họ là tốt, nhưng chính luận án là nguồn gây căng thẳng cho 74% nghiên cứu sinh, đặc biệt là đối với những nghiên cứu sinh năm thứ 3, thời điểm đòi hỏi phải quản lý tốt thời gian làm luận án.
Thử thách trí tuệ
“Tương tự như một người chạy đường dài, nghiên cứu sinh tiến sĩ phải biết giữ khoảng cách. Nhưng khác với vận động viên marathon, không ai vạch ra đích đến cho họ. Phần khó khăn nhất của luận án là điểm kết thúc”, trích trong La solitude du thésard de fond của tác giả H.Lhérété, Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2011.
Đó là một thử thách cá nhân, một bài kiểm tra sức chịu đựng trí tuệ và thể chất, thời kỳ của sự thay đổi gần như ngột ngạt, một sự chuyển hóa phong phú và dày đặc giúp chuyển từ trạng thái sinh viên sang nhà nghiên cứu, với nhiều cạm bẫy kịch tính. Trước những rủi ro phải chịu và sự đầu tư cá nhân, nghiên cứu sinh tiến sĩ phải cẩn thận cân nhắc những thuận lợi và khó khăn của cuộc phiêu lưu trước khi lao vào cuộc chơi từ 3 đến 5 năm của cuộc đời, mà đôi khi đi vào ngõ cụt, để chuẩn bị về mặt tài chính, tâm lý, cảm xúc và gia đình.
Nghiên cứu sinh phải vạch ra một kế hoạch làm việc bao gồm: xác định các giai đoạn nghiên cứu; điều này không hề dễ dàng đối với những ai lần đầu tiên làm luận án tiến sĩ. Định nghĩa, phân biệt mớ hỗn độn các công cụ, khái niệm, các bước tiến hành, tài liệu và xác định các công việc phải hoàn thành phù hợp với tính logic của nó. Ở nội dung này, Ivan Pavlov đưa ra 3 lời khuyên: đầu tiên là học cách làm việc dần dần, tuần tự, bằng cách “học ABC của khoa học trước khi dấn bước leo lên đỉnh”, tiếp theo là nên luôn khiêm tốn: “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết hết tất cả mọi thứ”, và cuối cùng là nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu: “Hãy nhớ rằng khoa học đòi hỏi cả đời của nhà nghiên cứu, thậm chí cả 2 đời cũng chưa đủ thời gian cho bạn nghiên cứu. Hãy đam mê công việc và các nghiên cứu của bạn”.
Cuộc thi marathon thể chất và tâm lý
“Thời gian là kẻ thù chính của người làm và bảo vệ luận án tiến sĩ” (Câu ngạn ngữ tiến sĩ).
Tương tự như chuyến đi hành hương dài ngày, luận án là bài kiểm tra sức bền: điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt và suy nghĩ chín chắn về ý nghĩa và tính hữu dụng của nó trước khi xuất phát. Một khi ứng viên khởi hành cuộc phiêu lưu, tính ngoan cường và bền bỉ là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu sự tôn trọng các thời hạn có vẻ bức bách, nó cũng là mấu chốt vì chính nó tạo ra năng lượng thông qua sự ràng buộc mà nó tác động lên. Đây là một nghịch lý cố hữu trong hoạt động trí tuệ mà sự phản ánh (giai đoạn trưởng thành liên quan đến bất kỳ nghiên cứu thực tế nào về các vấn đề phức tạp) đòi hỏi phải có thời gian, nhưng chỉ thật sự tiến triển dưới áp lực của tính khẩn cấp.
- Xem thêm: Đào tạo tiến sĩ còn lắm vấn đề
Ngay cả khi một ngày chỉ có 24 giờ, điều cần thiết là phải tuân theo một kỷ luật nghiêm ngặt vì nghiên cứu là một cuộc đua, và luận án là cuộc đua với thời gian. Nhưng đây là cuộc đua marathon chứ không phải cuộc chạy nước rút: bạn phải tận dụng cuộc đua, trau dồi khiếu hài hước, biết giữ khoản cách nhất định đối với nội dung nghiên cứu, đối với phương pháp và ngay cả đối với chính mình (ví dụ như khi nghĩ về tầm nhìn, hiện bị coi là sai lầm hoàn toàn, của các nhà nghiên cứu lớn trong quá khứ), tự chăm sóc sức khỏe, cả về thể chất và tâm lý, và nuôi dưỡng môi trường cảm xúc, gia đình và xã hội.
Hai khuynh hướng đối nghịch của nghiên cứu sinh
“Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội là những nghệ nhân tốt nhất, phổ biến hơn các nghệ nhân thủ công. Họ phải công nhận điều đó với sự khiêm tốn và tự hào. Và hiểu rằng họ thể hiện sự sáng tạo hơn là kiến thức, hay đúng hơn là hành động nhận thức của họ không thể tách rời hành động sáng tạo” (J.F.Bayart, “Nghiên cứu khoa học xã hội, một hành động sáng tạo”, EHESS 2013).
Nghiên cứu sinh không chỉ nghiêm túc mà còn phải tìm hiểu những khía cạnh khác trong đó Pichet nhấn mạnh 3 loại phẩm chất chính của nghiên cứu sinh: “là một nghệ sĩ táo bạo, giàu trí tưởng tượng, phong phú, đa dạng, trực giác, mang tính bất ngờ không thể đoán trước, cảm xúc, truyền cảm hứng và hài hước”, là nhà kỹ thuật cầm quyền (technocrate), “người đã làm việc với sự chính xác, nghiêm túc, phân tích não, có phương pháp, mãnh liệt, kiên quyết” và cuối cùng là người thợ thủ công, “khôn ngoan, trung thực, trực tiếp, hợp lý và có trách nhiệm”.
Một dự án nghiên cứu tiến sĩ luôn bao gồm 2 giai đoạn không dễ dàng phân biệt: giai đoạn khám phá ban đầu đòi hỏi trực giác, quy nạp, phi tuyến tính, và giai đoạn 2 là xác nhận các giả thuyết, sau đó cách tiếp cận và các kết quả, đi từ chủ đề nghiên cứu đến trạng thái của nghệ thuật rồi đến cách đặt vấn đề – câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết quả – là giai đoạn tuyến tính. Nhưng phải hiểu rằng chính quá trình nghiên cứu dẫn đến kết quả cuối cùng rõ ràng và mạch lạc nhất có thể.
Phẩm chất trực giác
“Chính trực giác khám phá ra bản chất thật của sự vật dù chỉ mang tính tương đối. Tất cả các khái niệm, tất cả những ý tưởng, chỉ là trừu tượng có nghĩa là đại diện một phần của trực giác, đơn giản là dùng suy nghĩ để loại bỏ”. (Arthur Schopenhauer, 1819).
Ban đầu, trực giác thường vô lý hoàn toàn và ngược đời dựa trên những đột phá lớn của nghiên cứu cơ bản, theo tiến trình nghệ thuật riêng mà trong mọi trường hợp gần gũi với khoa học nghệ thuật, trí tưởng tượng không phải là một trở ngại tri thức luận (obstacle épistémologique) đối với tiến bộ khoa học. Vì vậy, nghiên cứu sinh tiến sĩ phải đồng thời có khả năng nghi vấn, tự đặt câu hỏi, không tin vào điều hiển nhiên (điều quan trọng là không bao giờ ngừng đặt câu hỏi), trí tưởng tượng, đặt ra những giả thuyết dù là kỳ cục nhất, không kiểm duyệt trí tưởng tượng, trau dồi nó và tỏ ra nghiêm khắc. Bản năng nghiên cứu chính là khả năng bắt đầu dự án và tiếp cận nó ở mọi góc độ.
- Xem thêm: Phát triển dựa trên trí tuệ
Lấy cảm hứng từ đâu? Người ta thường nói: trong các cuộc hội thảo khoa học, những khoảnh khắc quan trọng nhất là giờ giải lao cho phép trao đổi những bài thuyết trình mà bạn đã tham dự, thảo luận các câu hỏi đặt ra. S. Balibar cho biết về kinh nghiệm nghiên cứu của mình:
“Bạn sẽ không tìm thấy cảm hứng trong vội vã, thậm chí còn tệ hơn nếu bạn bồn chồn, nôn nóng. Đôi khi bạn tìm thấy cái gì đó khác với những gì bạn đang tìm kiếm. Tốt hơn hết là bạn nên tập trung, suy nghĩ và thậm chí mơ ước. Tôi ngưng chạy vào ban đêm, và chính trong trạng thái bán ý thức (demi-conscience) này, các ý tưởng đến với tôi. Tôi thức dậy và tự nhủ:’Chà, tôi nên thử cái này, có lẽ nó không tệ lắm?’ Ồ, kéo dài dây dưa chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại, nhưng bướng bỉnh tìm kiếm là không đủ để thành công.
Cảm hứng sẽ không đến một cách ngẫu nhiên, tình cờ, nhưng nó cũng không đến bằng cách suy nghĩ về những gì bạn đang tìm kiếm. Nó giống như đôi khi tự dưng tôi quên bẳng đi một cái tên nào, tên của một người mà tôi biết rõ. Anh ta tên gì nhỉ?Ba phút sau, tôi nghĩ đến chuyện khác, tôi thư giãn… và rồi cái tên đó tự quay lại với tôi. Tôi đã nói chuyện này với các nhà nghiên cứu hệ thần kinh. Lời giải thích dường như có liên quan đến sự phức tạp của cấu trúc bộ não. Hy vọng tôi sẽ hiểu rõ hơn điều này vào một dịp khác”.
Những phẩm chất của sự nghiêm khắc
“Một sự kiên nhẫn thiếu nhẫn nại: đó là động lực của nghiên cứu khoa học” (J. Hamburger, La Croix, 23/1/2019).
Nếu các phẩm chất trực giác thường kích hoạt nghiên cứu hay khởi xướng các giả thuyết, thì chính sự nghiêm khắc của khoa học giúp nghiên cứu sinh thoát khỏi điều mà Montaigne gọi là “sự thiếu hiểu biết mà khoa học tạo ra”. Sự nghiêm khắc trong khoa học bắt đầu từ sự chặt chẽ trong phân tích là điều mà nghiên cứu sinh phải luôn ghi nhớ trong tâm trí. Ví dụ như các nguồn thông tin và dữ liệu phải được kiểm tra cẩn thận, đặc biệt là trong giai đoạn kiểm tra lại luân văn.
Chúng ta sẽ lấy cảm hứng từ lời cảnh báo của E. Gibbon trong phần kết luận của ông trong Đế chế La Mã (L’Empire Romain): “Sự chăm chút và chính xác trong nghiên cứu các sự kiện là công trạng duy nhất mà một nhà sử học có thể tự hào. Vì vậy, tôi phải tự cho phép mình tuyên bố rằng tôi đã xem xét cẩn thận tất cả các nguồn tài liệu ban đầu giúp cho tôi làm rõ chủ đề mà tôi thực hiện”.