Hiện nay, áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đổi mới liên tục và phải ứng dụng nhiều công nghệ mới để làm việc hiệu quả hơn. Amazon Web Services (AWS) đang cung cấp nhiều giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp mọi quy mô và lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ứng dụng giải pháp và dịch vụ đám mây hiệu quả trong mọi ngành nghề
Nói về việc các doanh nghiệp từ nhiều ngành khác nhau đang ứng dụng hiệu quả công nghệ của AWS, ông Santanu Dutt, Trưởng phòng công nghệ, AWS khu vực ASEAN, đã chia sẻ câu chuyện của Maxis, nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông ở Malaysia. Maxis có những cửa hàng bán lẻ tại Kuala Lumpur và mong muốn có những cửa hàng bán lẻ kỹ thuật số hoàn toàn, sử dụng rất ít nhân sự. Maxis đã ứng dụng Amazon Sumerian, một công cụ phát triển ứng dụng tương tác, để tạo ra một nhân viên lễ tân ảo để chào hỏi khách đến, và định hướng phát triển nó trở thành một ứng dụng tương tác đầy đủ.
Theo đó, thông qua số điện thoại di động, nhân viên lễ tân ảo sẽ biết được lịch sử sử dụng của khách hàng, đã từng mua sắm những dịch vụ gì, đã gặp phải những vấn đề gì gì và chủ động tương tác giải quyết, thay vì khách hàng phải xếp hàng đợi chờ tại quầy mất rất nhiều thời gian. Nhờ đó, lễ tân ảo đã giải quyết được 50-70% nhu cầu của khách hàng, phần còn lại thì thông qua nhân viên thật của hãng.
Một ứng dụng nữa của Amazon Sumerian là việc hiển thị hình ảnh 3D. Thông thường, trước đây khi thiết kế những phòng giảng đường hoặc những nhà hát… các kiến trúc sư chỉ gửi hình ảnh 2D cho khách hàng. Nhưng với giải pháp Amazon Sumerian, hình ảnh 2D được bổ sung thêm một chiều nữa và được hiển thị xem dưới dạng hình ảnh 3D sẽ giúp hình ảnh giống với thực tế hơn. Các công ty bán lẻ hoặc các trang web thương mại điện tử cũng có thể sử dụng ứng dụng này để hiển thị hình ảnh 3D cho khách hàng dễ hình dung sản phẩm của mình.
Ông Santanu Dutt cho biết một ví dụ khác về công cụ giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn của AWS là Amazon Kendra, một dịch vụ tìm kiếm thông tin mà AWS mới ra mắt được vài tháng. Với một công cụ tìm kiếm thông thường, khi đánh một từ khóa tìm kiếm vào trong một trình duyệt web đã trả lại kết quả tìm kiếm là một loạt các đường link. Người đang tìm kiếm phải nhấn (click) vào đường link đó rồi đọc cho đến khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình. Nhưng với Amazon Kendra thì ngay trên đầu trang kết quả trả về đã có câu trả lời cho câu hỏi của khách hàng. Chẳng hạn như cần tìm về doanh thu năm năm 2019 của Apple là bao nhiêu? Thay vì chỉ đưa ra những đường link thì ngay ở đầu trang kết quả trả về đã có một phần giới thiệu về Apple, rồi doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Ông Santanu Dutt cũng cho biết AWS đã ứng dụng công nghệ máy học (machine learning) để cung cấp giải pháp tự động hóa thông minh cho các doanh nghiệp. Tại công ty Kumho Petrochemical – một công ty hóa dầu ở Seoul (Hàn Quốc) – theo quy định an toàn lao động, nhân viên vào một số khu vực nhất định phải đội mũ bảo hộ lao động. Cách thông thường mà công ty này kiểm soát việc đội mũ bảo hộ này là bố trí nhân viên kiểm soát ở cửa đi vào. Kumho Petrochemical quyết định tự động hóa bằng cách sử dụng giải pháp học máy của AWS như Amazon Rekognition, Amazon Polly,… để dạy cho máy nhận biết phát hiện người không đội mũ bảo hộ. Khi có người đi qua cổng mà không đội mũ thì máy sẽ tự động nhắc nhở và đảm bảo thực hiện đúng quy định mới mở cửa cho vào.
Ngoài các doanh nghiệp trên, ông Santanu Dutt cho biết một chuỗi bán lẻ lớn của Philippines cũng đưa ra một vấn đề để AWS hỗ trợ cùng giải quyết. Thông thường các giá bày hàng trong siêu thị của họ cũng có thời điểm nào đó bị hết hàng và cần bổ sung thêm hàng. Trước đây nhân viên siêu thị cứ phải liên tục kiểm tra rà soát để biết mặt hàng nào hết để bổ sung – mất nhiều thời gian và dễ sai sót. AWS đã phối hợp với nhà bán lẻ này sử dụng các công nghệ phân tích hình ảnh và tạo ra một bản đồ nhiệt theo dõi các giá bày hàng. Theo đó quản lý siêu thị chỉ cần theo dõi bản đồ nhiệt hiển thị trên máy tính để thông báo cho nhân viên bổ xung thêm hàng. Hơn nữa, giải pháp của AWS còn có thể thực hiện phân tích xem là giá hàng nào ở khu vực nào hết hàng nhanh, hết hàng chậm, hết hàng trước hết hàng sau để thực hiện phân tích việc tối ưu hóa bầy hàng trong siêu thị.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Santanu Dutt cho hay, trước đây người nông dân sẽ xem trên cánh đồng, nhìn vào các bông lúa để dự đoán được hay mất mùa dựa trên kinh nghiệm. Một công ty khởi nghiệp (startup) ở Indonesia đã hợp tác cùng với AWS để đưa ra giải pháp cho việc này. Người nông dân chỉ cần chụp hình ảnh bông lúa đang sinh trưởng trên cánh đồng của mình bằng công nghệ của startup này cung cấp, và nhận được dự đoán là năm nay được được mùa hay mất mùa, từ đó sẽ có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp.
Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, AWS cung cấp giải pháp Computer Vision – thị giác máy tính trong việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng căn bệnh tiểu đường. Giải pháp này phân tích hình ảnh chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ hoặc hình ảnh mống mắt hay võng mạc của bệnh nhân… sau đó so sánh với các tiêu chuẩn của người bình thường. Công nghệ này cũng có thể giúp cho người bình thường biết được rằng họ có khả năng bị mắc bệnh tiểu đường trong thời gian tới hay không.
AWS cho rằng đôi khi không phải lúc nào bệnh nhân cũng có khả năng tiếp cận thầy thuốc, bác sỹ. Với những công nghệ như thế này họ cho phép có thể phát hiện ra được các triệu chứng mắc bệnh tiểu đường ngay từ sớm giúp khả năng sống sót của người bệnh cao hơn cũng như giúp chi phí chữa bệnh giảm đi nhiều.
Các doanh nghiệp Việt ứng dụng dịch vụ đám mây
WeatherPlus là một công ty Việt Nam có khoảng 300 trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên khắp mảnh đất hình chữ S này. Dịch vụ của WeatherPlus là cung cấp thông tin về khí tượng thủy văn cho người nông dân để họ biết được rằng khi nào là thời điểm gieo hạt, trồng cây hoặc thu hoạch tốt nhất. Thông tin của WeatherPlus được sử dụng cho những mùa vụ, các loại cây trồng khác nhau như trà, cà phê, hồ tiêu… Để cung cấp dịch vụ, WeatherPlus đã triển khai hệ thống trên nền tảng AWS vì tài nguyên điện toán có thể co giãn, mở rộng linh hoạt…
Trong ngành dịch vụ tài chính cũng như ngân hàng thì AWS cũng có rất nhiều khách hàng tại Việt Nam đang sử dụng giải pháp của công ty. VPBank sử dụng dịch vụ đám mây của AWS để chạy ứng dụng YOLO – một ứng dụng ngân hàng số tiện ích cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, thanh toán của một ngân hàng hiện đại, đồng thời tích hợp các dịch vụ tiện ích khác như giải trí, gọi xe taxi, đặt chỗ trước tại các nhà hàng, v.v…
Ở Việt Nam, AWS còn có những khách hàng lớn như đài truyền hình Việt Nam VTV, Masan Group hoặc Điện Quang…
Tại sao nên chọn giải pháp của AWS?
AWS là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới tính đến này đã có 14 năm kinh nghiệm, đó là cả một sự khác biệt mà những nhà cung cấp khác không thể có được.
Lý do thứ hai mà khách hàng nên lựa chọn AWS là có danh mục dịch vụ đa dạng nhất và phong phú nhất với 175 sản phẩm, dịch vụ đầy đủ tính năng khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn trong số các dịch vụ đó cần thiết và phù hợp nhất với nhu cầu để sử dụng.
Bên cạnh đó, AWS có 24 region (cụm trung tâm dữ liệu) được đặt tại 24 khu vực địa lý khác nhau trên phạm vi toàn cầu, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của doanh nghiệp, và hiện đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng, trong đó có những doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực đòi hỏi khắt khe về chất lượng dịch vụ.
Về giá cả, dịch vụ của AWS cung cấp theo dạng dùng đến đâu trả tiền đến đó. Khách hàng có thể đăng ký sử dụng dịch vụ trên môi trường điện toán đám mây và số thời gian sử dụng được tính theo số phút sử dụng. Nền tảng AWS ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng, nhờ đó chi phí bình quân trên mỗi khách hàng sẽ ngày càng giảm đi, từ đó giảm giá dịch vụ cho khách hàng. Trong khoảng vài năm vừa qua, AWS đã giảm giá 80 lần cho các khách hàng của mình.