Michelle Obama là một con người phi thường. Bà cũng được các bác sĩ tâm lý cho là ví dụ hoàn hảo cho 3 giai đoạn đời sống tất cả phụ nữ đều trải qua.
Michelle Obama là một con người phi thường, nhưng phụ nữ bình thường cũng có thể đạt đến hạnh phúc của riêng mình qua 3 bước y hệt.
Với doanh thu 10 triệu bản, cuốn sách mới nhất của Michelle Obama, Becoming, đang sắp trở thành hồi ký được bán chạy nhất mọi thời đại. Nếu cuộc đời của Michelle Obama vốn giản dị và thông thường thì có lẽ đã không được con số doanh thu như vậy.
Cựu đệ nhất phu nhân vốn đã vô cùng thành đạt trước khi cưới ông chồng tổng thống tương lai và trở thành một tấm gương thanh lịch và nghiêm trang ở Nhà Trắng trong suốt 8 năm. Theo như bác sĩ tâm lý Ruthellen Josselson, người chuyên nghiên cứu về đời sống phụ nữ, những giai đoạn Michelle đã đi qua trong cuộc đời lại giống với của những người phụ nữ bình thường đến lạ.
“Tôi đã dành 45 năm để nghiên cứu về đời sống phụ nữ,” bà chia sẻ với báo The Conversation. Bà nhận xét về Michelle Obama như “dẫu cho có một cuộc đời phi thường, cô ấy lại là một ví dụ điển hình cho hướng phát triển tối ưu mà tôi phát hiện ở các đối tượng nữ giới ‘thông thường’.”
“Michelle đặt tên cho các chương sách với những tựa đề như ‘Becoming Me’, ‘Becoming Us’ và ‘Becoming More’ (tạm dịch: ‘Là chính tôi’, ‘Là chúng ta’, và ‘Là một điều gì đó hơn cả’) miêu tả một cách hoàn hảo về những giai đoạn tâm lý: danh tính, sự thân mật và sự quan tâm – những thời kỳ trong đời sống phụ nữ mà tôi đã nhận thấy được,” bà chia sẻ “Michelle Obama là một “người phụ nữ bình thường”.”
Sự khẳng định
Một điều nổi tiếng về Michelle Obama chính là việc bà đi lên từ một gia đình cấp trung lưu thông thường đến có trong tay những thành tựu đáng tự hào. Con đường đó có thể hiếm thấy, nhưng đối với hầu hết mọi phụ nữ trên thế giới, giai đoạn tìm hiểu bản thân và tự quyết định xem sau này mình sẽ trở thành một người như thế nào là bước đi đầu tiên. Như rất nhiều người trong chúng ta, đó đã là một con đường dài và khó khăn đối với Michelle Obama.
Sau khi chăm chỉ cố gắng trở thành một luật sư, Michelle đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra bà lại không thích con đường nghề nghiệp mình đã chọn cho lắm. “Cô ấy cảm thấy không hài lòng khi ở trong ngành luật,” Ruthellen Josselson chia sẻ, và vì thế Michelle đã chuyển sang những việc làm ý nghĩa ở những tổ chức phi lợi nhuận.
Việc điều chỉnh như thế này, bất ngờ thay, lại rất thông thường. “Cũng như Michelle Obama, những phụ nữ trong nghiên cứu của tôi thường nhận ra những lựa chọn ban đầu là không phù hợp khi họ ở độ tuổi 30,” Ruthellen chia sẻ. “Họ có thể trở thành thẩm phán hay đảm nhiệm những vai trò quản lý. Họ có thể rời công tác xã hội và trở thành giáo viên vì giờ giấc làm việc thoải mái hơn. Như Michelle, họ có thể cân nhắc kỹ càng xem việc gì là phù hợp nhất với mình và rồi chuyển sang công việc đó.”
Sự thân mật
Bạn đã hiểu được bản thân muốn trở thành một người như thế nào, vậy bước tiếp theo là gì? Tình yêu, với đủ hình dạng và màu sắc, lại tới làm ta hoang mang. Những mối quan hệ thân mật thường bắt chúng ta phải chỉnh sửa danh tính mà ta đã vất vả bấy lâu để hình thành. Một ví dụ là trong hồi ký của bà, Michelle Obama chia sẻ rằng bà đã phải thay đổi ý kiến của mình về một gia đình thân thiết để phù hợp với những tham vọng chính trị của người chồng.
“Sự thân mật đã dẫn bà đi đến một con đường mà trước đó bà sẽ không bao giờ chọn lựa,” Ruthellen giải thích. “Nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của tôi cũng đi theo một đường quỹ đạo y hệt, cơ đối với họ, đều là ở một quy mô nhỏ hơn.”
Sự quan tâm
Giai đoạn cuối trong đời sống phụ nữ là “sự quan tâm”. Điều này không ám chỉ việc làm mẹ là định mệnh của phụ nữ nói chung. Thay vì vậy, Ruthellen giải thích, phụ nữ thường nghĩ nhiệm vụ lớn nhất của đời mình là biến thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
“Một khi đã an toạ ở Nhà Trắng, nơi cô ấy một phần nào đó coi như tù giam, Michelle tập trung sử dụng năng lượng và tầm ảnh hưởng của mình cho những mục đích cao cả hơn,” Ruthellen viết Michelle đã chủ động tuyên truyền về sức khoẻ thiếu nhi và là một tấm gương sáng cho phụ nữ khắp nơi. Theo như nghiên cứu của Ruthellen, đây lại là một bước ngoặt thường thấy trong đời sống phụ nữ.
“Đối với những phụ nữ trong nghiên cứu của tôi, việc tìm cách quan tâm đến người khác là điểm tập trung chủ yếu trong đời sống của các người phụ nữ thành đạt nhất. Khi họ nhìn lại ý nghĩa cuộc đời mình vào độ tuổi 58, giáo viên sẽ nói về những học sinh quay lại nói lời cảm ơn vì đã làm thay đổi cuộc đời chúng. Bác sĩ sẽ nhớ về những lúc làm việc tình nguyện với bệnh nhân bị AIDS,” bà chia sẻ. “Những ai cảm thấy như mình đã ảnh hưởng đến đời sống người khác sẽ cảm thấy cuộc sống của họ vô cùng ý nghĩa.”
“Khám phá bản thân bằng cách rũ bỏ con người cũ”
Liệu quá trình 3 bước từ không hiểu biết đến đấu tranh vì danh tính đến tập trung vào sự quan tâm có phải là chuyện ở đâu cũng có? Đương nhiên là không. Một số người tới được bước 1 và cả đời cũng không thể tiến xa hơn được nữa. Theo Ruthellen, hầu như tất cả các phụ nữ thành đạt đều đi theo hết quá trình này.
Theo quan điểm này thì Michelle Obama là hết sức bình thường. Có thể thấy rõ trong cuốn hồi ký rằng bà đã học được một bài học đơn giản trong đời sống, được miêu tả một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài nghiên cứu của Ruthellen: “Khám phá bản thân bằng cách rũ bỏ con người cũ.”
Điều này có vẻ đúng với tất cả chúng ta.