…đến chiến lược phát triển cho nhiều năm sau
Hiện tại, dù trên thị trường đã có mặt nhiều thương hiệu xe cao cấp nhưng duy nhất chỉ có Mercedes-Benz đầu tư nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
Chiếc xe thứ 20.000 được lắp ráp ở Mercedes-Benz Việt Nam vào năm 2009, đến nay đã có gần 30.000 chiếc được xuất xưởng
Mỗi mẫu xe mới được tung ra thị trường lần đầu dưới dạng lắp ráp trong nước thường cần một khoản đầu tư vài triệu USD cho thiết bị sản xuất và lắp ráp. Khi chuẩn bị tung ra một dòng xe mới mà kích thước thân xe thay đổi thì cũng phải thay luôn hệ thống gá lắp và bộ dụng cụ mới, có nghĩa là phải đầu tư gần như toàn bộ trang thiết bị mới cho khoản đầu tư này không dễ hoàn vốn nhanh đối với thị trường còn khá nhỏ như Việt Nam. Đó là lý do rất ít hãng ôtô dám mạnh dạn đầu tư, thậm chí có hãng còn chuyển dần từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc. Vậy mà nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam hiện đang lắp ráp ba dòng sản phẩm danh tiếng, gồm C-Class, E-Class và GLK. Không chỉ dừng lại ở đó, với cam kết luôn cung cấp các mẫu xe với cùng chất lượng toàn cầu, nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam đã liên tục đổi mới để đoạt danh hiệu “Nhà máy sản xuất C-Class tốt nhất năm 2008” do công ty mẹ là Daimler trao tặng. Nhà máy này cũng là nơi được Tập đoàn Mercedes-Benz chọn là nơi lắp ráp chiếc xe thể thao địa hình GLK đầu tiên trên thế giới nếu không kể nước Đức. Cuối tháng 9 này, phiên bản mới của chiếc GLK lắp ráp tại nhà máy sẽ chính thức được giới thiệu tại Việt Nam, chỉ sau hai thị trường Đức và Mỹ.
Song song với việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất là những khoản đầu tư lớn cho dịch vụ sau bán hàng với cùng một đẳng cấp của thương hiệu. Dịch vụ hậu mãi của Mercedes-Benz Việt Nam hiện đạt được sự hài lòng cao của khách hàng, sánh ngang với dịch vụ tương tự tại hai nước khác thuộc diện đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Đây còn là thương hiệu xe hạng sang duy nhất có đến 12 chi nhánh bán hàng và dịch vụ hậu mãi trên toàn quốc, gấp hai lần đối thủ gần nhất. Chỉ trong 12 tháng qua, Mercedes-Benz đã mở thêm bốn đại lý bán hàng và dịch vụ nữa tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, với tổng kinh phí đầu tư lên tới 13 triệu USD. Nhưng công ty chưa muốn dừng ở đó. “Chúng tôi đang lên kế hoạch mở thêm các đại lý dịch vụ hậu mãi trong thời gian tới để đến gần khách hàng hơn nữa” – ông Michael Behrens tiết lộ.
Đặc biệt, trong năm 2012 khó khăn này, Mercedes-Benz vẫn quyết định đầu tư thêm 9 triệu USD cho một xưởng sơn nhúng tĩnh điện công nghệ cao. Xưởng sơn áp dụng công nghệ sơn Zircobond hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hợp kim chuyển tiếp zirconium (ZrO2) có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt cao, vốn được dùng trong công nghệ chế tạo tàu vũ trụ. Xưởng sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý I-2013 trong khuôn viên nhà máy rộng 10ha ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Một lần nữa, Mercedes-Benz Việt Nam lại là nhà máy đầu tiên trên thế giới (không kể nước Đức) sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường như vậy.
Điều gì khiến Mercedes-Benz vững tin vào tương lai phát triển ở Việt Nam? “Chúng tôi thấy thị trường Việt Nam vẫn còn tiềm năng dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Chúng tôi tin rằng Chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ các ngành công nghiệp hồi phục. Chúng tôi tiếp tục đầu tư vì muốn giữ vững vị trí dẫn đầu” – đó là câu trả lời của ông Michael Behrens. Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do Công ty Nielsen (chuyên nghiên cứu thị trường) thực hiện đối với 28 ngàn người tiêu dùng ở 56 quốc gia, người tiêu dùng Việt Nam được xếp vào nhóm lạc quan hàng đầu, đạt 95 điểm tính theo thang 100 điểm. Có thể điều này sẽ đóng góp một phần vào sự phục hồi của cả nền kinh tế trong thời gian tới. Ngoài Việt Nam, Mercedes còn đang tăng mức đầu tư vào các thị trường đang phát triển mạnh của châu Á và khu vực Đông Nam Á. Các nhà máy lắp ráp Mercedes-Benz ở Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan đang tích cực hoàn tất các công việc chuẩn bị cần thiết để lắp ráp công đoạn cuối các mẫu xe thể thao đa dụng danh tiếng như M-Class và GL-Class thay cho việc sản xuất trọn gói tại nhà máy sản xuất xe thể thao đa dụng của Mercedes-Benz đặt tại Mỹ. Được biết, việc lắp ráp mẫu M-Class sẽ bắt đầu được triển khai ở Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan trong năm nay, còn mẫu GL-Class sẽ được lắp ráp ở Ấn Độ và Indonesia trong năm tới. Sự chuyển giao công nghệ sản xuất đến các thị trường mới, có tiềm năng rõ ràng đang nằm trong chiến lược dài hạn của nhà sản xuất xe hơi hàng đầu nước Đức.
Hoàng Hà