Tại sao chúng ta gọi chúng là chiếc quần? Xoay quanh câu hỏi này có nhiều câu trả lời kèm theo cũng nhý những câu chuyện lịch sử hấp dẫn về nó.
Nguồn gốc chiếc quần dài
Quần dài là một loại trang phục có thể bắt nguồn từ Đông Á, được mặc từ thắt lưng cho đến mắt cá chân, che kín cả hai chân riêng biệt (thay vì dùng vải che phủ qua cả hai chân như áo choàng, váy hoặc váy dài).
Ở Anh, quần short tương tự như quần dài, nhưng chỉ mặc dài xuống quanh khu vực đầu gối, cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào phong cách của trang phục. Để phân biệt với quần short, quần dài được sử dụng trong một số bối cảnh nhất định, chẳng hạn như các đồng phục học sinh.
Chiếc quần dài xưa nhất được biết đến đã được tìm thấy tại nghĩa trang Yanghai ở Turpan, Tân Cương, miền Tây Trung Quốc, có niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 10 trước Công nguyên. Được làm bằng len, quần có chân thẳng, ống rộng và có khả năng được mặc để cưỡi ngựa.
Ở hầu hết các nước châu Âu, quần dài đã được mặc từ thời cổ đại và trong suốt thời Trung cổ, ngày nay nó trở thành hình thức phổ biến nhất của trang phục thân dưới dành cho nam giới trưởng thành, mặc dù vậy quần short cũng được mặc rộng rãi, các chiếc váy của những người đàn ông miền núi ở Scotland và các loại trang phục khác có thể được mặc ở các khu vực và các nền văn hóa khác nhau. Kiểu dáng quần tây trang trọng đặc biệt được mặc theo truyền thống với các trang phục chính thức và bán chính thức. Kể từ giữa thế kỷ 20, loại quần này cũng ngày càng được nhiều phụ nữ chưng diện.
- Xem thêm: Denim cổ điển dành cho quý ông
Quần jean, làm bằng hàng denim, là loại quần dành cho trang phục thường ngày, được đặt theo tên của thành phố Genova của Ý, hiện được mặc rộng rãi trên toàn thế giới bởi cả hai giới nam nữ. Quần short thường được ưa thích trong thời tiết nóng hoặc cho một số môn thể thao cũng thường được trẻ em và giới thanh thiếu niên ưa chuộng.
Quần được mặc ở trên vùng hông hoặc vùng eo và có thể được giữ bằng dây buộc, dây thắt lưng hoặc móc treo của riêng chúng. Nếu bạn thử hình dung một người từ một nền vãn hóa cổ đại nổi tiếng của châu Âu hoặc Cận Đông, có thể đó là người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Israel và các nền vãn hóa cổ đại khác có ảnh hưởng lớn nhất đến vãn hóa phương Tây hiện đại. Có lẽ sẽ thấy có một sự khác biệt đáng chú ý giữa bạn và người mà bạn đang hình dung đó, điểm khác biệt thực sự rõ ràng: bạn đang mặc quần và họ không mặc.
Bình minh của chiếc quần dài
Theo tờ Science News, chiếc quần lâu đời nhất đýợc biết đến đến từ Trung Á cách đây từ 3.000 đến 3.300 nãm trước, trong các nền vãn hóa chăn nuôi du mục đã tìm thấy quần là sự lựa chọn tốt nhất khi cưỡi ngựa. Nguồn gốc của việc cưỡi ngựa còn ẩn chứa những bí ẩn, nhưng sự xuất hiện của những chiếc quần có lẽ không bị tụt lại quá xa, chỉ cách đây khoảng 4.000 năm.
Chiếc quần lâu đời nhất được phát hiện ở lòng chảo Tarim của Trung Quốc, nhưng những chiếc quần cũng được mặc bởi các nền vãn hóa cưỡi ngựa du mục khác, chẳng hạn như người Scythia khoảng 2.500 nãm trước. Những chiếc quần đầu tiên này có ống quần thẳng với đũng quần rộng, được may lại với nhau từ vải len với các đường xẻ ở bên cạnh, có dây cột, và các chi tiết thêu dệt trang trí ở hai chân.
Điều đáng nói là, những chiếc quần ở vùng lòng chảo Tarim dường như đã được dệt đến kích thước cuối cùng của chúng mà không có sự cắt ghép nào liên quan đến việc tạo dáng cho chúng.
Những chiếc quần của người Barbarian
Barbarian (man di) là từ ngữ của người La Mã cổ đại dùng để ám chỉ tất cả những dân tộc ngoại lai thường tấn công đe dọa các vùng biên cương của đế quốc La Mã.
Người Hy Lạp cổ đại không mặc quần vì không thích chúng. Thay vào đó, họ có xu hướng mặc những trang phục dài bằng vải lanh hoặc len được thắt bằng dây lưng hoặc ghim lại tại chỗ. Đàn ông thường mặc một chiếc áo dài bằng vải lanh gọi là chiton (không phải áo toga), trên đó họ có thể mặc một chiếc áo choàng len được gọi là himation vào mùa đông.
Phụ nữ mặc áo dài ghim lại ở vai, gọi là peplos. Người La Mã đã sao chép lại các trang phục của người Hy Lạp, cũng như họ đã làm trong thần thoại, kiến trúc, triết học và rất nhiều thứ khác; vì vậy, đàn ông mặc áo dài đến đầu gối thắt dây lại ở vùng eo trong khi phụ nữ mặc áo dài đến mắt cá chân, thắt dây ở vùng eo và phía dưới ngực, gọi là stola.
Những công dân nam, thường trong các tình huống chính thức chẳng hạn như khi làm việc tại Thượng viện, đôi khi sẽ khoác một miếng vải len lớn dài cỡ 5,5 m x 1,8 m, họ quấn và phủ nó lên phía trên chiếc áo chẽn. Đó là trang phục toga.
- Xem thêm: Diện boyfriend jeans, tại sao không?
Người Hy Lạp vốn ghét những chiếc quần, vì theo như tờ Vintage News giải thích, họ cho rằng chúng thật lố bịch, nhưng cũng vì họ liên tưởng chúng với những người nước ngoài. Quần là những gì người Ba Tý, người Scythia và những người châu Á khác mặc. Chúng là quần áo của những người Barbarian, không phải là của người Hy Lạp vãn minh.
Tất nhiên, người La Mã, cũng chịu ảnh hưởng của người Hy Lạp về những chiếc quần. Tiếng La tinh “bracatus”, có nghĩa là “mặc quần”, được dùng để chỉ những người mà người La Mã cho là ngoại lai, man rợ.
Những chiếc quần bị cấm của đế quốc La Mã
Theo tờ Atlas Obscura, sự cãm ghét quần của người La Mã gần nhý chỉ là sự phân biệt chủng tộc, với lý luận hàm hồ rằng chiếc quần nhìn không tao nhã bởi vì những ngýời sành điệu vốn không mặc quần. Khi nhà hùng biện La Mã vĩ đại Cicero muốn lên án hành vi của người Gaul, ông đã coi “những chiếc áo choàng quân sự và quần đùi của họ” là dấu hiệu từ khuynh hướng xâm lược bẩm sinh của họ.
Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu của đế chế, những người lính La Mã đã bất ngờ phát hiện ra rằng những bao tải khoai tây bằng vải bông với những lỗ để xỏ tay vào sử dụng rất tốt trong khí hậu Địa Trung Hải không vốn không dễ chịu đối với công việc giữ gìn lãnh thổ ở Đức, Thụy Sĩ, Anh và các nơi khác. Nhận được gợi ý từ các đồng minh người Gaul mới của họ, những binh lính La Mã bắt đầu mặc quần để bảo vệ các biên giới chống lại người Goth.
Trước đó đã lâu, mốt thời trang quân sự này đã được những người dân bắt kịp, và vào nãm 397 sau Công nguyên, trong thời kỳ suy tàn của Đế chế La Mã, các anh em cũng nhý các hoàng đế Honorius và Arcadius đã ban hành một sắc lệnh cấm dân thường mặc quần ở thủ đô. Điều này nhằm phục vụ mục đích kép, vừa củng cố bản sắc vãn hóa La Mã vừa giúp dễ dàng phân biệt binh lính với dân thường, đang khi trào lýu ám sát đang rộ lên trong quần chúng.
Lệnh cấm mặc quần kết thúc khi Alaric và đội quân người Visigoth mặc quần của ông ta cướp phá Rome, góp phần gây ra sự sụp đổ của Tây bộ La Mã vào nãm 476. Tuy nhiên, Đông bộ La Mã vẫn còn duy trì và đến một thế kỷ sau đó, chiếc quần đã trở thành mốt trang phục chính thức của triều đình La Mã.
Những chiếc quần bắt buộc của đế quốc Nga
Trái ngược hoàn toàn với lệnh cấm mặc quần của các hoàng đế Honorius và Arcadius vào thời suy tàn của đế quốc La Mã là cuộc cải cách bắt buộc phải mặc quần của hoàng đế Peter I ở nước Nga, được biết đến với tên Peter Đại đế, vào thế kỷ 17. Nếu người La Mã nói rằng chiếc quần là biểu tượng của sự man rợ và khác biệt cần phải loại bỏ, thì đối với Peter chúng là dấu hiệu của nền vãn minh và hiện đại cần phải được du nhập bằng mọi giá.
Khi Peter trở thành Sa hoàng duy nhất của Nga vào nãm 1696, đất nước này đã không mấy phát triển trong khoảng 6 thế kỷ. Chế độ Sa hoàng biệt lập được cai trị bởi một tầng lớp quý tộc giàu có tên là boyar, cùng với nhà thờ Chính thống giáo quyền lực, duy trì sự giàu có và quyền lực của họ nhờ vào một lực lượng nông nô khổng lồ. Thời trang được lựa chọn là áo choàng dài, áo khoác dài và những bộ râu dài.
Tuy nhiên, cũng vào thời gian này châu Âu đã trải qua quá trình bùng nổ phát triển công nghệ và thương mại, đồng thời ảnh hưởng đó đã sớm gõ cửa nước Nga. Peter đýợc nuôi dưỡng bởi một bà mẹ chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phương Tây và chính ông đã đi du lịch châu Âu thời kỳ Khai sáng, sau đó ông quyết tâm vực dậy nýớc Nga.
- Xem thêm: Denim và những đường cắt ngắn
Một yếu tố chính trong các nỗ lực hiện đại hóa của ông là cải cách trang phục; điều đó có nghĩa là những quý tộc mặc áo choàng đột nhiên thấy mình bị buộc phải mặc quần dài và các trang phục kiểu phương Tây khác (kèm theo họ cũng phải cạo râu) nếu không họ sẽ bị phạt nặng khi tiến vào Moscow. Những cải cách của Peter Đại đế đã gặp rất nhiều sự kháng cự, nhưng cuối cùng thì quần dài và cuộc hiện đại hóa đã chiến thắng.
Các kiểu quần thể thao
Trước cuối thế kỷ 16, trang phục che cho đôi chân là quần bó chẽn. Đến những nãm 1840, kiểu quần ống rộng vừa vặn đã thay thế cho kiểu quần bó sát, lấy cảm hứng từ kiểu quần phổ biến của những thủy thủ. Nhưng kiểu quần dài đến đầu gối đã hồi sinh phổ biến trong thế kỷ 20 dưới dạng quần knickerbockers, kiểu quần rộng thùng thình nõi đầu gối, chiều dài của nó kết thúc ở hoặc ngay phía dưới đầu gối.
Chúng phổ biến cho các chàng trai trẻ vào đầu thế kỷ 20, và ngày nay vẫn phổ biến đối với các đồng phục thể thao, chẳng hạn như bóng chày (mặc dù chúng ít thùng thình hõn), các viên chức trong giới bóng đá và những kiểu quần golf vui nhộn (được gọi là quần cộng 4 bởi vì chúng mở rộng thêm 4 inch ở phía dưới đầu gối).