Làng nghề trước tết

Làng Đông Hồ, hay còn gọi là làng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ngày tết trước đây, người dân nông thôn Việt Nam ai cũng muốn có một bức tranh Đông Hồ để dán lên tường. Sang một năm mới, họ gỡ bỏ bức tranh cũ và dán thay vào chỗ đó một bức tranh mới.

Đầu làng là cảnh cô thôn nữ ngồi sơn mũ ông Công ông Táo vào phơi đỏ một góc đình
Đầu làng là cảnh cô thôn nữ ngồi sơn mũ ông Công ông Táo vào phơi đỏ một góc đình

Đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm và đổi thay của xã hội, Đông Hồ vẫn giữ được nghề truyền thống. Vẫn còn đó những bức tranh Đông Hồ và vẫn còn đâu đó thói quen treo tranh Đông Hồ vào dịp tết Nguyên Đán. Một cảm giác gì đó giúp ta hình dung ra được hình ảnh những ngày tết tại làng quê Việt Nam từ những nét rất riêng, không thể lẫn vào đâu khi nhìn những bức tranh được in trên giấy điệp.

Vẫn còn những bé gái cần cù và chăm chỉ ngồi in tranh cổ truyền
Những công cụ không thể thiếu trong mỗi căn nhà ở làng nghề Đông Hồ

Về đây vào dịp cận tết Nguyên đán, đâu đó vẫn còn hình ảnh người dân Đông Hồ in tranh đem bán. Không biết từ bao giờ, làng Đông Hồ có thêm nghề làm hàng mã. Làng nghề càng nhộn nhịp và rộn rã hơn vào những ngày trước rằm tháng chạp, trước ngày ông Công ông Táo lên trời báo cáo…

Một trong những sản phẩm của làng nghề
Những khuôn in được đặt một cách trân trọng trong tủ kính
Dưới những mái ngói, các em nhỏ tranh thủ giúp thêm cho bố mẹ trong ngày nghỉ
Nét riêng của làng nghề
Không biết từ lúc nào, những người dân Đông Hồ sinh ra đều đã thấy làng mình làm vàng mã
Có thể nhận thấy sự vui vẻ qua nụ cười của cô gái làng Đông Hồ
Đóng gói và vận chuyển, kết thúc một quy trình

Ảnh: Nguyễn Long

Exit mobile version