Robert Biswas Diener – Giám đốc điều hành Positive Acorn và là tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng chia sẻ rằng người quản lý cũng có lúc phải khuyến khích nhân viên gặp sai lầm để sau đó công việc sẽ được tốt hơn.
Ông cho biết: “Trong nghiên cứu của tôi, tôi có hỏi những người từng nắm giữ kỷ lục, nhà kinh doanh và lãnh đạo, rằng “Theo anh, khả năng tốt nhất của anh là lúc nào?”, mọi câu trả lời cuối cùng lại là lúc họ gặp sai lầm”.
- Xem thêm: Từ bỏ thói quen xấu để thành công hơn
Theo Robert, sai lầm không được hầu hết các tổ chức chờ đợi, mà ngược lại, luôn tìm cách tránh né. Chính vì điều này mà môi trường làm việc thành môi trường che giấu sai lầm, tệ hại hơn, là hay đổ lỗi cho người khác. Về lâu dài, một môi trường như vậy làm cho nhân viên mất đi khả năng sáng tạo trong công việc, sự đổi mới bị nghẽn lại.
Nhà tư vấn quản lý Nicky Garcea phân biệt sai lầm thành hai loại: lớn và nhỏ. Lãnh đạo làm việc trong môi trường rủi ro cao, như ngành quốc phòng hoặc công nghệ, sẽ thấy mỗi sai lầm là nặng nề, nhất là khi sai lầm liên quan đến an toàn hay an ninh. Nhưng rủi ro nhỏ lại giúp cải thiện việc kinh doanh.
Ví dụ như Brian Corekin, người sáng lập Monster Fuses, cung cấp cầu chì công nghiệp, chia sẻ là có lần nhân viên bán hàng của mình trong một hợp đồng vì quên ghi tên khách hàng và thông tin liên hệ nên công ty mất vài ngàn USD nhưng điều này giúp ông nhận ra rằng cần một thủ tục ghi nhận các yêu cầu của khách hàng.
Robert còn kể một chuyện khác: Ellen Langer, một nhà tâm lý tại Đại học Harvard, đã thực hiện một thí nghiệm với hai nhóm về một nỗi sợ giống nhau: nói chuyện trước công chúng.
Langer khuyến khích một nhóm cố tình mắc sai lầm trong phần trình bày của họ, còn nhóm kia thì được khuyến khích trình bày càng hay càng tốt. Cuối cùng thì nhóm của những người có “sai lầm” cảm thấy thoải mái hơn và họ được đánh giá cao. Điều này gợi ý là việc chấp nhận sai lầm sẽ làm cho con người cảm thấy yên tâm hơn và cho phép họ thực hiện công việc tốt hơn.
- Xem thêm: Quan tâm đến nhân viên nhiều hơn
Và trong một câu chuyện minh họa khác, Robert thuật lại lời kể của người quản lý, “ở một trong những công ty phần mềm khách hàng của chúng tôi, tôi thấy là cấp lãnh đạo khuyến khích việc chia sẻ sai lầm.
Trong công ty đó, nhân viên có sai lầm sẽ có nhiệm vụ ngày hôm sau mang vào công ty một chiếc “bánh sai lầm” để đánh dấu sai lầm của mình và chia sẻ điều mà họ học hỏi được với các đồng nghiệp của họ. Lãnh đạo biết khuyến khích việc chia sẻ và học hỏi từ sai lầm luôn có xu hướng cam kết cao trong tạo dựng một tổ chức biết cách học hỏi”.
Có thể xem các tổ chức chấp nhận các sai lầm sẽ có được một lợi thế cạnh tranh. “Có một góc nhìn từ phía lãnh đạo là các nhân viên đang được chuẩn bị để đẩy lùi các rào cản và đôi khi người có sai lầm lại tỏ ra làm việc sáng tạo hơn là những người khác”.
Dù là ngành kinh doanh nào thì các công ty cũng cần nhân viên của họ chứng tỏ khả năng linh hoạt trong học hỏi, biết độ lượng với những sai lầm và biết tránh các tác dụng không mong đợi của sự cầu toàn cũng như có khả năng đứng dậy sau những sai lầm. Những ai có sự linh hoạt cao trong học hỏi từ sai lầm sẽ có ích cho chính họ và tổ chức của họ.
- Xem thêm: Nuôi dưỡng văn hóa tương trợ
Và Robert kết luận là, khi bạn khuyến khích hành vi này với nhân viên mình, bạn đã tạo một môi trường thuận lợi cho nhân viên biết chấp nhận rủi ro, điều này làm phát triển sự đổi mới và mang lại lợi ích lâu dài cho tổ chức.