Khám sức khỏe định kỳ – Việc nên làm

Đa số chúng ta biết là nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm nhưng liệu có nhớ đi khám không và nếu đi khám thì có hiểu hết ý nghĩa của những xét nghiệm đã làm không?

Nhiều người cảm thấy mình ăn ngon, ngủ khỏe nên chưa thấy cần thiết phải đi kiểm tra sức khỏe nhưng trên thực tế, trong cơ thể họ đã có một số bệnh tiến triển âm thầm, đến khi những triệu chứng bệnh đã rõ ràng thì khi đó có cố gắng chữa trị cũng đã muộn. Vậy đến tuổi nào thì nên kiểm tra sức khỏe mỗi năm?

Bác sĩ sẽ kiểm tra những vấn đề gì và cho làm những xét nghiệm nào?

STT         Nội dung          Ý nghĩa Nam Nữ
1 Khám tổng quát x x
                 XÉT NGHIỆM MÁU
2 Công thức máu Tầm soát các bất thường về máu x x
3 Đường máu Tầm soát bệnh tiểu đường x x
4 Cholesterol : TP[ HDL, LDL

Triglycerides

Tầm soát các rối loạn mỡ trong máu x x
5 BUN (Ure)-Creatinin Đánh giá chức năng thận x x
6 ALT, AST Đánh giá chức năng gan x x
7 Acid uric Tầm soát bệnh gout x x
8 HbsAg-HbsAb Tầm soát viêm gan siêu vi B x x
9 AntiHCV Tầm soát viêm gan siêu vi C x x
                 XÉT NGHIỆM KHÁC x x
10 Tổng phân tích nước tiểu x x
11  Xét nghiêm phân: tìm máu trong phân Tầm soát ung thư đại tràng x x
12 Chụp X quang phổi thẳng Tầm soát các bất thường về phổi x x
13 Siêu âm bụng tổng quát Đánh giá gan, lách, thận, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến x x
14 Siêu âm tim (người trên 50 tuổi) Tầm soát bệnh lý tim mạch x x
15 Đo điện tim Tầm soát các rối loạn về tim mạch x x
15 Siêu âm vú Tầm soát các khối u vú x
16 Khám phụ khoa – Pap’s smear Tầm soát ung thư cổ tử cung    x
17 Đo loãng xương (người trên 50 tuổi) Tầm soát loãng xương    x

khám sức khỏe định kỳ 2

Có phải làm thêm một số xét nghiệm để tầm soát ung thư?

Một số bác sĩ đề nghị phải đo lường một số “chất đánh dấu u” (tumor markers) để tầm soát ung thư, nhưng gần đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng dù nồng độ cao bất thường của một số “chất đánh dấu u” có thể gợi ý ung thư nhưng chỉ riêng số đó thôi thì không thể khẳng định có bị ung thư hay không, mà cần một số xét nghiệm khác như sinh thiết…
Sau đây là một số “chất đánh dấu u” hay được gợi ý xét nghiệm:

 Chất đánh dấu u Tăng trong ung thư Tăng trong các trường hợp khác
   1  CEA (Carcinoembryonic Antigen) Đại tràng, tụy tạng, bao tử, vú, phổi, buồng trứng Xơ gan, bệnh phổi mạn tính, viêm tụy, viêm đại tràng

 

   2 AFP (Alpha-Fetoprotein) Gan (> 500ng/ml) Thai kỳ, viêm gan hay xơ gan (< 500ng/ml)

 

   3                  CA 125

 

Buồng trứng tụy, phổi, nội mạc tử cung Thai kỳ, viêm nội mạc tử cung
      4                  CA19-9

 

Dạ dày, tụy, đại tràng
   5 PSA (Prostate-Specific Antigen) Tiền liệt tuyến (cần kết hợp thêm thăm trực tràng) Viêm tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến

 

    6                   CA 15.3 Vú, phổi, tụy tạng  Viêm tuyến vú

 

Việc đo lường các “chất đánh dấu u” này với mục đích tầm soát ung thư là không cần thiết trong khi khám sức khỏe định kỳ vì chỉ có giá trị để chẩn đoán nguồn gốc ung thư khi bệnh nhân đã có triệu chứng hay xem ung thư đã di căn đến cơ quan nào đó, dự đoán dự hậu của bệnh cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị ung thư (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) và mức độ tái phát.

Việc kiểm tra sức khỏe hằng năm sẽ giúp phát hiện một số bệnh không có triệu chứng lâm sàng, mà chỉ biểu hiện qua các xét nghiệm, đánh giá tình hình sức khỏe chung để có hướng giải quyết, ngăn ngừa các nguy cơ có thể phát triển thành bệnh.

Khi bác sĩ báo cho biết là trong kỳ khám sức khỏe định kỳ vừa qua, sức khỏe của bạn tốt thì bạn hẳn sẽ thấy nhẹ nhõm trong lòng. Còn nếu có kết quả bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị và tránh được các nguy cơ mắc bệnh nặng. Khám sức khỏe định kỳ để biết mà phòng bệnh là như vậy.

Exit mobile version