Nghiên cứu tìm hiểu về mong muốn của người tiêu dùng từ kinh nghiệm mua sắm trực tuyến của họ cho thấy rằng người mua hàng ở châu Á – Thái Bình Dương tìm kiếm khả năng hiển thị của thông tin sản phẩm trong suốt chu kỳ giao dịch và các ưu đãi gia tăng giá trị cho quá trình mua sắm.
Các tùy chọn vận chuyển theo yêu cầu và chính sách trả hàng dễ dàng cũng được đánh giá cao, nhưng nghiên cứu cũng nhấn mạnh mức độ hài lòng trong khu vực về chính sách trả hàng hiện đang thấp.
Đây là năm thứ 7, Nghiên cứu về động lực mua hàng trực tuyến khảo sát hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, và là lần đầu tiên nghiên cứu tìm hiểu phân tích thói quen thu mua của doanh nghiệp.
Được tiến hành tại Úc, Trung Quốc, Hong Kong và Hàn Quốc, cũng như tại 11 thị trường khác trên khắp châu Mỹ, châu Âu và Ấn Độ, nghiên cứu theo dõi các xu thế và nhu cầu phổ biến của khách hàng trong nhánh thương mại điện tử.
Thu hẹp phạm vi về các mốc cần thiết trong hành trình mua sắm, nghiên cứu khai thác các khía cạnh thông tin giá trị giúp các doanh nghiệp mở rộng cơ sở khách hàng ở châu Á – Thái Bình Dương. Số liệu cho thấy ba yếu tố chủ đạo tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng là: khả năng hiển thị của thông tin trong hành trình mua sắm, các ưu đãi, và cách thức họ có thể tùy chỉnh trải nghiệm giao dịch và nhận hàng.
Nghiên cứu cho thấy rằng Việt Nam có thị phần bán lẻ trực tuyến phát triển nhanh thứ hai tại Đông Nam Á, với tổng giá trị của thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 85% trong giai đoạn 2019 đến 2023.
Sự bùng nổ trong mua sắm trực tuyến cộng hưởng với hỗ trợ từ chính phủ, các hiệp định thương mại quốc tế có giá trị, và lợi thế về mặt địa lý của quốc gia trong khu vực đồng nghĩa với tiềm năng tăng trưởng khổng lồ cho các cá nhân và doanh nghiệp bán lẻ qua kênh này tại Việt Nam.
Nghiên cứu động lực mua hàng trực tuyến của UPS cung cấp các phân tích có giá trị giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể mở rộng và củng cố dữ liệu khách hàng quốc tế bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu năm nay mở rộng phạm vi khảo sát đến mảng giao dịch B2B cho thấy doanh nghiệp có xu hướng mua hàng như người tiêu dùng.