Các dịch vụ như Facebook, YouTube sẽ phải tìm cách nhanh chóng xoá nội dung độc hại, giả mạo, kích động thù hằn dân tộc… nếu không muốn nguy cơ bị chính phủ Đức phạt tới hơn 50 triệu USD.
Theo quy định sắp được chính phủ Anh ban hành, các công ty công nghệ sẽ phải nộp 5% doanh thu nếu không xóa các nội dung độc hại được yêu cầu. Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 19-9-2020.
Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua đối với Google, Facebook hay Twitter cho thấy, cách các công ty công nghệ này xử lý việc quấy rối và lạm dụng trên internet đang tỏ ra thất bại. YouTube để tồn tại các video miệt thị người Do Thái. Facebook thì cho gỡ bỏ một bức ảnh mang tính biểu tượng được cả thế giới công nhận vì nhầm lẫn đó là ảnh khỏa thân. Sau mỗi vụ việc, tất cả những gì công ty này làm là đưa ra một lời xin lỗi. Tuy nhiên, chính phủ Đức có vẻ không muốn nghe lời xin lỗi nữa. Các vi phạm tại Đức có thể phải đối mặt với những án phạt nặng.
Các nội dung độc hại trong lệnh cấm bao gồm việc thúc đẩy bạo lực, lạm dụng trẻ em và cả các hành vi khiêu dâm. Đây được xem là một giải pháp tạm thời được đưa ra nhằm điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn trên internet. Điều luật này sẽ được quản lý và thi hành bởi Cơ quan giám sát truyền thông Anh (Ofcom).
Với quy định này, cả Facebook, Instagram và YouTube đều sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt khổng lồ. Không chỉ đánh vào kinh tế, án phạt còn có thể khiến các công ty này bị hạn chế hay đình chỉ hoạt động.
Theo đại diện Ofcom, đây chỉ là bước đầu trong việc điều chỉnh các hành vi chia sẻ video trực tuyến. Cơ quan giám sát truyền thông Anh sẽ phối hợp với chính phủ trong việc triển khai quy định này. Ofcom thậm chí còn có các kế hoạch xa hơn nhằm bảo vệ người dùng và buộc các công ty internet phải quan tâm hơn tới người sử dụng sản phẩm của họ.
Các nội dung trực tuyến có hại đã xuất hiện từ lâu. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông xã hội khiến người ta bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng quản lý nội dung của chính các nền tảng này.
Tại Anh, điều này ngày càng được quan tâm hơn sau vụ tự tử của cô bé Molly Russell (14 tuổi). Molly đã xem các nội dung xấu được đăng tải trên Instagram trước khi đưa ra quyết định kết liễu cuộc đời mình.
Vào tháng 4 năm nay, chính phủ Anh đã đồng ý cho sự ra đời của cơ quan quản lý độc lập đầu tiên trên thế giới nhằm kiểm soát các công ty truyền thông xã hội. Quyết định này được đưa ra sau khi khi Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vương quốc Anh ban hành sách trắng về các mối nguy hại trên môi trường mạng.
Việc quản lý này không chỉ nhắm vào những gã khổng lồ như YouTube, Facebook mà còn hướng tới các công ty lưu trữ dữ liệu, diễn đàn, dịch vụ nhắn tin và cả các công cụ tìm kiếm.
Các nền tảng mạng xã hội vẫn đang trong quá trình trưởng thành, và danh sách những nghĩa vụ, trách nhiệm của chúng đối với cộng đồng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. “Chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ về trách nhiệm của mạng xã hội trong việc liên kết chặt chẽ hơn với người dùng. Người dùng phải tham gia nhiều hơn vào việc thiết lập các điều khoản về cách các mạng xã hội hoạt động” – Gillespie, nhà nghiên cứu mạng xã hội của Microsoft Research nhận định.
Theo Telegraph, quy định trên sẽ được đệ trình trước Quốc hội Anh vào mùa hè này trước khi được chính thức thông qua.