Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
14/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá

Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về… “Một loài chim bé nhỏ”

Bùi Thuận Đăng bởi Bùi Thuận
31/10/2019
Trong Văn hoá
Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 5

Chân dung Đinh Tiến Luyện

Share on Facebook

Nhà văn – họa sĩ của… tuổi ô mai

Sinh năm 1947 tại Kiến Xương (Thái Bình), theo gia đình di cư vào Nam từ năm 1954 và đã sống ở Tam Hòa (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) từ năm 1975 đến năm 2010 mới sang Mỹ định cư, Đinh Tiến Luyện tập tành viết văn vào năm 18 tuổi.

Mê truyện dài Lứa tuổi thích ô mai của Duyên Anh (1935-1997) và xem nhà văn này là “người anh cả” trong sự nghiệp cầm bút của mình; Đinh Tiến Luyện vào nghề bằng những sáng tác viết cho… “tuổi ô mai” là lứa tuổi mới lớn có rất nhiều mộng mơ.

Khởi đầu, Đinh Tiến Luyện cùng Từ Kế Tường cộng tác trang Tuổi ngọc trên báo Công Luận. Và năm 1968, truyện dài Suối đá mây – tác phẩm đầu tay của nhà văn trẻ viết về tuổi mới lớn ra mắt bạn đọc. Tiếp đó là Giọt nước mắt hồng (1969). Năm 1970 lại ra liên tiếp hai cuốn truyện dài: Quê hương mật ong và Một loài chim bé nhỏ.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 6
Chân dung Đinh Tiến Luyện

Năm 1971, Đinh Tiến Luyện được nhà văn Duyên Anh mời làm Thư ký Tòa soạn tuần san Tuổi ngọc do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.

Tuổi ngọc – “tuần báo của yêu thương” dành cho lứa tuổi ô mai ra ngày thứ Năm hằng tuần trở thành món quà mong đợi của nam nữ học sinh các cấp và cái bút danh Anh Chi của Thư ký Tòa soạn Đinh Tiến Luyện trở nên hết sức thân thiện với lứa tuổi “teen” vào những năm từ 1971 đến 1975 ở miền Nam.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 11
Tuổi ô mai qua nét vẽ của Đinh Tiến Luyện

Làm công tác tòa soạn, viết bài, vẽ tranh minh họa, Đinh Tiến Luyện vẫn đều đều cho ra mắt những cuốn truyện giàu sức thu hút người đọc: Anh em Kiến vàng (1971), Dũng sĩ Kiến Nâu, Những đám mây hồng, Trang nhật ký của Quỳnh (1972), Vuông cỏ hẹn (1973), Anh Chi yêu dấu, Chủ nhật uyên ương, Thời nhỏ của nàng (1974).

Sau ngày đất nước thống nhất, Đinh Tiến Luyện lại tham gia làm báo Mực Tím, tuyển tập thơ văn Áo Trắng và tiếp tục viết văn, vẽ tranh. Năm 1991, hai truyện dài Chùm hoa trắng rụng xuống sân tình yêu và Bầy chim trắng trong sân trường xuất hiện cùng tập truyện ngắn Gửi về những ngày xưa thân ái.

  • Xem thêm: Sự trỗi dậy bất ngờ của chủ nghĩa nữ quyền trong văn học

Năm 2002, với truyện dài Sân cỏ ước mơ. Năm 2003 thì có Bài học yêu, Bốn anh em nhà Kiến Gió. Đặc biệt, ngoài truyện dài Anh Chi yêu dấu được tái bản đến lần thứ 7, Đinh Tiến Luyện còn viết thêm Anh Chi ngoại truyện.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 7
Chân dung Đinh Tiến Luyện

Đầu năm 2019 vừa rồi, nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM lập ra tủ sách “Thiên đường không tuổi”, kỳ thực là nhắm vào đối tượng bạn đọc thuộc lứa tuổi mới lớn hay còn gọi… “tuổi ô mai – tuổi của những tháng năm đẹp nhất đời người” và trước mắt đã chọn tái bản sáu cuốn sách của sáu tác giả “ăn khách” một thời ở miền Nam trên tuần báo Tuổi ngọc, như: Từ Kế Tường với Tình yêu có màu gì, Hoàng Ngọc Tuấn với Ở một nơi ai cũng quen nhau, Mường Mán với Cạn chén tình, Nguyễn Thị Minh Ngọc với Tuổi ngọc ngày chưa xưa, Đoàn Thạch Biền với Đâu phải cái gì cũng mong manh, Đinh Tiến Luyện với Anh Chi yêu dấu.

Nhà báo Lê Minh Quốc cho biết: “Với Đinh Tiến Luyện, ngoài việc vẽ bìa cho sáu tập sách này, anh đã chọn Anh Chi yêu dấu – một truyện dài đã từng in nhiều kỳ trên Tuổi ngọc, cũng là tác phẩm làm nên tên tuổi của anh.

Ngoài những gì đã viết, nay anh còn thêm Anh Chi ngoại truyện – như một cách tâm tình về ngày tháng làm báo và quá trình viết quyển sách này”.

Một thời… tuổi ngọc

Nhân sự kiện này, nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tái bản sách ở trên, dù đang định cư ở Houston, Texas (Hoa Kỳ), nhà văn Đinh Tiến Luyện năm nay đã 72 tuổi xúc động bày tỏ: “Chẳng tiếc gì khi một thời mình đã sống trọn. Tuổi ngọc một thời là góc kỷ niệm của chung chúng ta. Lật lại những trang báo cũ đã quên thật trong tôi tự rất lâu, tất cả mọi số báo, từng góc trang một, tôi vẫn chẳng quên được, vì nó đều qua tay tôi sắp xếp… Như người đầu bếp, thế thôi… Giờ thì bàn tiệc tuổi mộng mơ đã tàn tự lâu lắm rồi, chỉ còn thoáng hương vị quyện trong khói tàn lại làm tôi nhớ khi khéo léo trộn lại hình ảnh những ấn phẩm mới và cũ để nhận ra Tuổi ngọc”.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 4
Bìa tuần báo Tuổi ngọc do Đinh Tiến Luyện thực hiện

Cũng theo Lê Minh Quốc thì: “Có lần gặp nhau tại Biên Hòa, nhà văn Đinh Tiến Luyện từng giữ chức Thư ký tòa soạn tờ này (Tuổi ngọc) cho biết, ngay từ thời đó đã tạo ra “một dòng văn thơ Tuổi ngọc. Thơ mộng nhẹ nhàng. Không quấn gai, không đeo đá… trên lưng mà chỉ thiết tha tình người”.

Có thể nói, đây là tờ báo sáng giá nhất dành cho lứa tuổi mới lớn, có số lượng in nhiều nhất, trình bày đẹp, văn chương câu cú gảy gọn và nhất là không… sai lỗi chính tả! Thời trung học hầu như thế hệ chúng tôi rất mê đọc thơ văn của họ khi in trên Tuổi ngọc…

Đúng như Lê Minh Quốc nói, trong Anh Chi ngoại truyện, Đinh Tiến Luyện đã “tự sự” chuyện vào nghề của mình một cách khá chân thật: “Tôi bước vào nghề báo bằng sự quen mặt. Quen mặt đặt tên. Tôi cứ phụ việc cho tòa soạn hoài trong suốt năm đầu bước vào đại học, họ cần gì cũng có tôi, nhất là minh họa, chỉ cần bữa trước bữa sau là có liền. Có thể không xuất sắc gì, nhưng làm báo là phải kịp thời, nhà in không đợi và phát hành phải đúng kỳ đúng hạn, (không thôi lỡ chuyến phải lưu kho, báo có hay cách mấy thì cũng chỉ phát hành cho… người nhúng mực cân ký). Tôi dễ dàng được chấp nhận. Thoạt đầu là đứng tên chung và sau đó được giao phụ trách trang riêng rồi có lương hằng tuần”.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 10
Bìa một tờ Tuổi ngọc tiêu biểu

Đinh Tiến Luyện còn cho biết thêm: “Dạo đó ngu ngơ lắm, bay bổng lắm, tôi ưa vẽ vời những hình ảnh dể thương theo trí tưởng của mình, có khi bằng màu vẽ, có khi bằng ngòi viết.

Một cô bé mắt to có mái tóc bay bay và trên môi ngậm hờ một cọng cỏ non (thêm con chuồn chuồn màu cam đậu trên tóc…

Vẫn hình ảnh ấy trong những minh họa khi tôi làm báo Tuổi ngọc, có khi với con nai cũng mắt to ngơ ngác, với chiếc khăn choàng rộng theo gió bay bay, có khi thêm chú chim nhỏ hoặc những chùm lá non xen lẫn đâu đó…

Ngây thơ và dễ thương, độc giả bảo thế, bởi có đẹp hay không thì tôi cũng chỉ là tay ngang, có bao giờ học vẽ, nên tôi vẫn thích thú vẽ tiếp mãi với một bài bản như thế (Khi có yêu cầu cho những tờ báo khác, phải vẽ hình ảnh những cô gái lớn, tôi đã cố gắng lắm nhưng sao nhân vật của tôi vẫn chẳng sao lớn được, cứ vậy, đôi mắt thủy tinh long lanh, uống mọi cảnh vật xung quanh).

Như thế đấy, tôi vẽ lên một nhân vật dễ thương để nó theo tôi và tôi theo nó mãi cho đến tận bây giờ, dù đã gần bốn mươi năm trời qua”.

  • Xem thêm: Các nhà phê bình bàn về văn học chiến tranh đầu thế kỷ XXI

Loài chim mang tên… Anh Chi

Cũng trong Anh Chi ngoại truyện được viết tại Biên Hòa vào tháng 9 năm 2009, Đinh Tiến Luyện đã kể chuyện hình thành tác phẩm làm nên tên tuổi của ông như sau: “Năm học lớp Đệ Tam hay Đệ Nhị ngày đó (khoảng cuối thập niên 60, lớp 10 hay 11 bây giờ), tôi viết truyện ngắn Một loài chim bé nhỏ đăng trên báo Đôi Mươi, là một giai phẩm xuân hằng năm của Trường Trung học Võ Trường Toản, ngôi trường tôi đang theo học.

Nhân vật Anh Chi của tôi ra đời từ đó… Tôi bắt đầu viết truyện dài thiếu nhi đăng từng kỳ trên trang nhật báo mình phụ trách. Kỳ truyện cuối cùng vừa dứt thì nhà xuất bản Đời Mới đề nghị cho in thành sách.

Cuốn truyện đầu tay Suối đá mây của tôi phát hành năm 1968. Chẳng thừa thắng thì tôi cũng xông lên, viết tiếp. Hai năm sau là cuốn Một loài chim bé nhỏ, cũng tựa ấy và nhân vật ấy thời trung học, đời sống của cô bé Anh Chi bước ra thảm cỏ thênh thang hơn trong một truyện dài”.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 2
Bìa sách Anh Chi mới

Sau khi cùng Duyên Anh ra Búp Bê – “tờ báo dành cho lứa tuổi từ 7 đến 77” chưa được chục kỳ, bị đồng nghiệp chê là “trẻ con chẳng ra trẻ con, người lớn không ra người lớn”; trong khi tờ Teenage đang ăn khách ở nước ngoài có khổ nhỏ, in màu nhiều hình ảnh và kèm theo cả truyện tranh rất đẹp.

Do vậy, nhà văn Duyên Anh lại chạy giấy phép xin ra Tuổi ngọc. Nhà văn Đinh Tiến Luyện nhớ lại: “Anh Duyên Anh giao nhiệm vụ cho tôi làm ma-két một tuần báo khổ nhỏ, ngoài thơ văn là thế mạnh còn có thêm nhiều chuyên mục và truyện tranh nhiều kỳ. (Phải có truyện tranh, vì lứa tuổi học trò dù lớn vẫn thích thú với truyện tranh, đó là điều dễ nhận thấy ở mọi nơi mọi lúc). Tuổi ngọc, tuần báo của những tháng năm đẹp nhất đời người ra đời. Tôi vẽ đủ bốn bìa để in ốp-sét, vi-nhét đủ chuyên mục cùng nắn nót một truyện dài đăng tiếp nhiều kỳ: Một loài chim bé nhỏ. Cô bé Anh Chi bước vào thế giới thơ mộng cùng những phiêu lưu tình cảm riêng tôi cũng bắt đầu từ đây”.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 1
Anh Chi yêu dấu qua 2 bản in đầu và mới nhất

Đinh Tiến Luyện tâm sự tiếp: “Vẫn là tôi, ngày ấy, nhân vật Anh Chi ngây thơ theo tôi trên các bải tập”, “để hằng đêm về tôi viết từng kỳ truyện trên chiếc rương kê đầu giường rồi gửi tới hằng tuần cho báo”; nhưng khi Đinh Tiến Luyện viết đến đoạn kết thì Tuổi ngọc tự đình bản do hết tiền, mà nợ nần chồng chất. Thế nên, Đinh Tiến Luyện quyết định tự mình xuất bản.

Anh vẽ bìa cho cuốn Một loài chim bé nhỏ là một bức tranh xé giấy có cô bé chu môi với chiếc khăn đỏ choàng vai bay bay theo gió, in ốp-sét trên giấy láng để bọc ngoài cho một bìa cứng chữ mạ bạc phía trong.

In 5.000 cuốn với giá thành ghi cuối sách khá cao; nhưng giao cho phát hành rồi; tác giả tính ra chỉ còn lời được một chai Black and White cho một chầu nhậu mừng ra mắt sách ở Chợ Lớn, “song cái tên Anh Chi thì hình như vẫn còn… nhập vào tôi cho đến tận bây giờ”.

Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 3
Tác phẩm của Đinh Tiến Luyện

Và Đinh Tiến Luyện lại cho biết tiếp: “Vài năm sau khi cuốn Một loài chim bé nhỏ tự xuất bản, chúng tôi họp nhau lại vực dậy tờ báo Tuổi ngọc.

Lần này khổ nhỏ hơn và nhắm đặc biệt đối tượng ham đọc ham viết là tuổi mới lớn, tuổi chớm yêu”… “Được giao nhiệm vụ đầu bếp cho Tuổi ngọc, tôi lo cả hình thức lẩn nội dung. Từ trình bày bìa đến vẽ hình bên trong. Từ viết bài, chọn bài, chuyên mục đến trám bài và tổng kết ma-két. Chỉ với một tiêu chí tự đặt ra, phải sao cho thật dể thương. Tuổi ngọc phải như một cô bé thật dễ thương mà ai cũng muốn gần”.

  • Xem thêm: Tái chế văn chương
Nhà văn - họa sĩ Đinh Tiến Luyện với nỗi ám ảnh về một loài chim bé nhỏ - 8
Chân dung Đinh Tiến Luyện

Truyện có thật không?

Đinh Tiến Luyện còn kể: “Một câu mà các độc giả thường hỏi người viết: Truyện ấy có thật không? Như thế đấy, ngay khi bắt đầu dắt Anh Chi vào thế giới mộng tưởng, tôi cũng không hề biết là sẽ dẫn em tới đâu.

Viết Anh Chi yêu dấu đăng từng kỳ trên tuần báo, gần một năm sau thấy chừng đã dài, nhưng tôi lúng túng mãi không biết dắt nhân vật của mình khỏi thế giới của câu chuyện ra sao.

Tôi chỉ quen với những đoạn kết “lơ lửng con cá vàng”, khi mà các nhân vật chưa được định hình rõ ràng, hoặc chỉ có “vấn đề” nho nhỏ nào đó dành cho độc giả tự kết theo suy nghĩ riêng của mỗi người.

Cuối cùng, tôi mới nghĩ đến cái tựa truyện đã đặt. Muốn Anh Chi trở thành yêu dấu thì phải biến mất. Tôi cho nhân vật của mình biến mất một cách hoang đường.

Là chim, Anh Chi phải về trời. Tôi không có chút cảm nhận nào về sự “linh ứng” cho số phận nhân vật của mình khi quyết định như vậy…

Có người trách tôi, sao để kết cục thảm vậy, ông không thấy hối hận sao? Không, một đoạn kết cổ điển là thế. Như thế là hơn.

Muốn lưu mãi một hình ảnh đẹp thì nó phải vượt khỏi trí tưởng tượng của ta. Trả lời cho ai đó như vậy và không nghĩ rằng tôi cũng trả lời cho chính mối tình đầu của tôi thời gian tiếp đến sau đó.

Tặng cô sinh viên du học London về quê nghỉ hè cuốn sách mới in, chúng tôi cảm thấy xa lạ khi gặp lại nhau.

Như sợi chỉ mỏng manh nối từ những tờ thư cùng nỗi nhớ đến cái nắm tay giáp mặt, sao giữa chúng tôi vẩn thấy lãng đãng sương khói.

Không gọi em như chính tên em, sao cứ gọi cái tên Anh Chi để thấy… nhạt môi mãi thế. Em cứ mãi là em mơ hồ một khoảng cách từ huyền thoại cho nhau đến thực tại nhìn nhau, dù chúng tôi cố gắng làm cho đầy những ngày hè nắng ngày hè mưa bằng các cuộc gặp gỡ hầu như liên tục…

Tôi linh cảm rồi chuyện hai đứa cũng chẳng đi tới đâu, đã chia tay rồi giờ có chia xa hơn nữa thì cũng thế thôi. Tôi biết nói lời như thế chẳng ai vui được.

Gom hết tháng lương của một công việc, tôi đến Interflora, một cửa hàng hoa quốc tế, gửi em lời dỗ dành cùng những đóa hoa muộn màng.

Những lá thư thưa dần rồi chấm dứt. Thời cuộc đã chôn cất gọn gàng giùm tôi mối tình đầu sau đó. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn mất dấu người con gái nhỏ mang cái tên Anh Chi một thuở”.

Nguồn KTNN số 1037
Từ khoá: báo Tuổi ngọcĐinh Tiến Luyệnhọa sĩnhà văntuổi ô mai
Bài trước đó

Nhật Bản: Cháy lớn thiêu rụi phần lớn Lâu đài Shuri trên đảo Okinawa

Bài kế tiếp

Cận cảnh Mercedes GLE 450 4MATIC mới giá 4,369 tỉ đồng ra mắt tại VMS 2019

Bạn có thể quan tâm

'Rể Việt' Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần - 2
Phim

‘Rể Việt’ Jung Il-Woo tham gia phim điện ảnh Việt-Hàn cùng Hồng Đào, Tuấn Trần

Đăng bởi Sammi
09/05/2025
UOB Painting of the Year
Hội họa

Cuộc thi UOB Painting of the Year 2025 chính thức khởi động tại Việt Nam

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
09/05/2025
Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ - 4
Phim

Dàn diễn viên lồng tiếng cực đỉnh xuất hiện tại buổi ra mắt cho bộ phim Hàn Quốc Holy Night: Đội Săn Quỷ

Đăng bởi Sammi
06/05/2025
Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại - 1
Phim

Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng đạt kỷ lục phim Việt có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại

Đăng bởi Sammi
28/04/2025
Tưởng như không thể - Khi trái tim dẫn lối cho ngoại giao văn hóa Việt
Sách

Tưởng như không thể – Khi trái tim dẫn lối cho ngoại giao văn hóa Việt

Đăng bởi Quỳnh Anh
26/04/2025
Liệu Trò Chơi Bóng Tối có tạo nên một cú hích cho truyền hình Việt? - 6
Phim

Liệu Trò Chơi Bóng Tối có tạo nên một cú hích cho truyền hình Việt?

Đăng bởi Sammi
25/04/2025
“Lệ Chi Viên” – Vết thương chưa lành trong sử Việt
Sân khấu

“Lệ Chi Viên” – Vết thương chưa lành trong sử Việt

Đăng bởi Trâm Anh
24/04/2025
Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục
Nhiếp ảnh

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục

Đăng bởi Minh Anh
24/04/2025
"EQ đỉnh cao" - Cuốn sách giúp bạn sống tử tế hơn với cảm xúc của chính mình
Sách

“EQ đỉnh cao” – Cuốn sách giúp bạn sống tử tế hơn với cảm xúc của chính mình

Đăng bởi Thanh Anh
17/04/2025
Xem thêm
Bài kế tiếp
Cận cảnh Mercedes GLE 450 4MATIC mới giá 4,369 tỉ đồng ra mắt tại VMS 2019 - 30

Cận cảnh Mercedes GLE 450 4MATIC mới giá 4,369 tỉ đồng ra mắt tại VMS 2019

MỚICẬP NHẬT

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại - 7
Thể thao

Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

Đăng bởi Dư Hải
14/05/2025

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế SCTV Cup 2025 hứa hẹn sẽ là một sự kiện thể thao đáng...

Xem thêmDetails
Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông - Khi đá quý cũng biết lên ngôi - 3

Trò chơi vương quyền giữa lòng Hồng Kông – Khi đá quý cũng biết lên ngôi

14/05/2025
Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

Đại học Otago (New Zealand) mở học bổng độc quyền cho học sinh Việt Nam

14/05/2025
Doanh nghiệp Đức

Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

14/05/2025
Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    155 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Billiards SCTV Cup 2025: Từ Vô Danh Thành Huyền Thoại

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Doanh nghiệp Đức giữ vững niềm tin vào thị trường Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.