Dành mười phút trước giờ ngủ để thực hiện những thói quen lành mạnh giúp bạn giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, tăng năng suất làm việc và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Rời điện thoại
Theo tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý Natalie Dautovic, Trường Đại học Alabama, Học viện Quốc gia về Giấc ngủ của Mỹ, để có giấc ngủ sâu lắng và chất lượng, bạn cần thư giãn thể chất lẫn nhận thức. Bóng tối báo hiệu cho đồng hồ sinh học sản xuất các hormones giúp cảm thấy mệt mỏi. Trong khi đó, TV, máy tính, máy tính bảng, smartphone có thể gián đoạn tín hiệu cần thiết này.
Chuyên gia thiết kế nội thất người Mỹ, Jennifer Adams, đồng tác giả cuốn sách Bedrooms That Inspire khuyến cáo hãy bỏ điện thoại ngoài phòng ngủ hoặc nhà tắm bởi vì, để gần bàn ngủ, bạn phải nghe nó. Có thể cài đặt tiếng chuông, chế độ im lặng nếu báo thức bằng điện thoại.
Xem chương trình TV nhẹ nhàng
Theo chuyên gia tâm lý học người Mỹ, Michael Breus: “Những người có vấn đề về não khi xem TV thường rất thụ động, có thể thư giãn nhanh và dễ ngủ thiếp đi. Vậy nên, hãy chọn xem một chương trình thư giãn thay vì phim kinh dị để tránh làm bạn khó ngủ”.
Rửa mặt
Khảo sát gần đây cho thấy một phần ba phụ nữ thừa nhận họ đã đi ngủ với lớp trang điểm ít nhất hai lần mỗi tuần. Theo bác sĩ y khoa Dennis Gross (Mỹ): “Nếu không vệ sinh mặt sẽ có nguy cơ làm tắc các lỗ chân lông, các tuyến dầu trên da. Không rửa mặt ban đêm còn gây viêm tấy ảnh hưởng đến suy giảm collagen (thành phần quan trọng của cơ thể giúp da săn chắc và đàn hồi) làm da chóng lão hóa”.
Dùng chỉ nha khoa
Giáo sư Denis F. Kinane, Trường Đại học Nha khoa Penn tại Pennsylvania (Mỹ), cho biết: “Dùng chỉ nha khoa trước khi ngủ vào buổi tối để loại bỏ các mảng bám trên răng, đem lại giấc ngủ ngon trong nhiều giờ mà không sợ thức ăn còn sót gây hại răng”.
Đọc sách
Phát ngôn viên quốc tế Michael Kerr (Mỹ) giải thích: “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường đọc sách trước khi ngủ. Từ sách, họ có thêm nguồn sáng tạo và niềm đam mê trong cuộc sống. Ánh sáng xanh từ thiết bị có thể làm bạn khó ngủ. Vì thế, nên đọc một cuốn sách hoặc tạp chí”.
Viết nhật ký
Kẻ thù của giấc ngủ là suy nghĩ nhiều. Hãy viết nhật ký để giải tỏa những ưu tư của bạn.
Lòng biết ơn
Nhiều nghiên cứu cho thấy biết ơn là cách tăng cảm giác hạnh phúc, đem lại một chuỗi phản ứng phụ lành mạnh khác. Một nghiên cứu khác còn phát hiện những người viết ra điều họ biết ơn mỗi tuần cảm thấy lạc quan hơn về cuộc sống. Họ cũng tập luyện nhiều hơn và thậm chí, ít phải đến bác sĩ hơn những người ghi nhanh điều khiến họ bực bội hoặc không cụ thể.
Uống nước
Thức uống có chất cồn không có lợi cho giấc ngủ ban đêm. Nghiên cứu cho biết, chất cồn còn gián đoạn giấc ngủ suốt cả đêm. Vì thế, hãy uống một ly nước thay vì rượu, không chỉ giúp cơ thể giữ nước mà còn có giấc ngủ sâu lắng hơn.
Tập thể dục
Tập luyện không chỉ tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần còn có tác dụng ngủ ngon hơn vào buổi tối, như nhiều nghiên cứu đã nhận định. Giáo sư Paul Loprinzi, Trường Đại học Bellarmine của Mỹ, cho biết có mối liên quan giữa hoạt động thể chất và giấc ngủ trong khi nghiên cứu trên những người trưởng thành, ở mọi lứa tuổi. Phát hiện của chúng tôi cho thấy liên quan giữa hoạt động thể chất thường xuyên với nhận thức của giấc ngủ trong ngày, đặc biệt ở những người có tập luyện”.
Ngồi thiền
“Thiền tịnh đem lại cảm giác thư giãn vào ban đêm khi bạn khó ngủ”, tiến sĩ danh dự của học viện Benson-Henry, liên kết với Trường Đại học Harvard, Herbert Benson, khoa Cơ thể – Tinh thần, giải thích.
- Hải Đường theo Reader’s Digest & Huffingtonpost