Đại dịch Covid-19 đang bước vào năm thứ hai và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã đặt nền giáo dục toàn cầu trước nhiều thách thức.
Hai trong số các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi Covid-19 chính là kinh tế và giáo dục. Hàng loạt nền kinh tế rơi vào khủng hoảng dẫn đến tình trạng thất nghiệp và đói nghèo gia tăng, kéo khoảng 90 triệu người phải sống dưới mức nghèo khổ kể từ khi đại dịch bùng phát.
Giáo dục: Chuyển đổi để thích nghi
Theo Báo cáo giám sát của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), đại dịch đã làm gián đoạn việc học của hơn 1,7 tỉ học sinh, sinh viên trên toàn thế giới tại 192 quốc gia. Một năm sau đại dịch, gần 50% số học sinh toàn cầu vẫn còn bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa trường học.
Robert Jenkins – Trưởng bộ phận Giáo dục của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nhận định: “Ngay cả khi triển khai chương trình tiêm vắc-xin cho hàng trăm triệu học sinh trên toàn thế giới, hậu quả của đại dịch này vẫn còn lâu mới kết thúc”.
Covid-19 đã làm thay đổi nền giáo dục thế giới một cách sâu sắc, thúc đẩy các nhà quản lý gấp rút lên phương án cho tương lai của nền giáo dục thế kỷ XXI, chú trọng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
Một thực tế rõ ràng là hệ thống giáo dục truyền thống hầu như đã không còn phù hợp. Trong cuốn sách 21 bài học cho thế kỷ 21, học giả Yuval Noah Harari đã chỉ ra hạn chế ở việc giáo viên tập trung vào phương pháp dạy học cũ với kiểu học vẹt thay vì rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh như tư duy phản biện và khả năng thích ứng.
Tuy nhiên, trong thách thức luôn có cơ hội. Đại dịch Covid-19 đã mở ra một chương mới cho nền giáo dục toàn cầu. Học trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu của giáo dục phổ thông.
Học trực tuyến: Được và mất gì?
Dĩ nhiên bất cứ hình thức nào cũng có ưu và khuyết điểm. Vấn đề của chúng ta là cần lựa chọn hình thức phù hợp và khắc phục yếu điểm.
Nói về việc học trực tuyến, thầy Tim Vanderpool – Giám đốc Học thuật Hệ thống trường Tesla – hệ thống giáo dục liên cấp song ngữ quốc tế, cho rằng: “Mặc dù việc học trực tuyến không thể thay thế được những tương tác xã hội quan trọng mà học sinh có được tại trường, nhưng các em có thể xây dựng những kỹ năng quan trọng khác và áp dụng trong nhiều môi trường, nhiều tình huống”.
Các kỹ năng mà thầy Tim nói đến bao gồm:
- Sự độc lập, tính kiên cường.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Tính kiên nhẫn.
- Khả năng thích ứng.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Tính linh hoạt và dám đối diện thử thách.
Để đảm bảo học sinh có thể lĩnh hội các kỹ năng cần thiết này, sẵn sàng đương đầu thách thức và thích nghi với môi trường học tập tại nhà, vai trò của bố mẹ là cực kỳ quan trọng. Thầy Tim cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh để hỗ trợ con em mình:
- Ba mẹ hãy là người bạn đồng hành của con chứ không phải là người giám sát. Luôn gợi mở để con có thể chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học bằng những câu hỏi như: Con có băn khoăn gì về bài học không? Con định làm các bước tiếp theo thế nào?…
- Giữ thói quen bình thường như khi con đi học. Con nên thức dậy đúng giờ, ăn sáng, tập thể dục; cho con có sự liên lạc với bạn bè, giúp con tránh xa các thiết bị công nghệ khi không cần thiết…
Hoạch định tài chính cho giáo dục thời Covid
Dù ở thời điểm và hoàn cảnh nào, ba mẹ cũng cần hoạch định tài chính giáo dục cho con. Nếu không có kế hoạch tài chính vững chắc cho giáo dục thời khủng hoảng, không có cách thức phù hợp, các em sẽ khó có thể gia nhập môi trường giáo dục quốc tế.
Các chuyên gia dự báo nền kinh tế cần ít nhất 3 năm để hồi phục ngay sau đại dịch kết thúc. Vì vậy, năm 2021 chính là năm bản lề cho quyết định quan trọng của ba mẹ liên quan đến việc học của con. Một giải pháp giáo dục ổn định trong vòng 3 – 5 năm tới, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình là hết sức cần thiết. Trong khi nhiều người còn ngần ngại chuyện đầu tư giáo dục lâu dài, bạn hãy mạnh dạn vì tương lai của con sau này.
Trong bối cảnh đó, Tesla cung cấp Gói Tiết kiệm Giáo dục “Vượt khủng hoảng, Sáng tương lai” cho chương trình Tú tài Quốc tế IB với bằng cấp được công nhận toàn cầu. Đây được xem là kế hoạch tài chính ổn định và bền vững cho các gia đình, giúp con thụ hưởng nền giáo dục quốc tế ngay cả khi có những biến động về kinh tế.
Được biết, chương trình Tú tài Quốc tế IB tích hợp của Tesla mang tính đặc thù khi tích hợp giữa chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và IB. Các em vẫn duy trì văn hóa và tiếng mẹ đẻ song song với việc tiếp thu kiến thức từ chương trình IB. Đặc biệt, học sinh còn được học và thực hiện các dự án riêng như: Tìm hiểu và Nghiên cứu chuyên sâu Units Of Inquiry (UOI) ở bậc Tiểu học PYP; Thiết kế Công nghệ, Quản lý Kinh doanh, Giáo dục Thể chất và Sức khỏe, Lý thuyết Kiến thức (TOK), Bài luận mở rộng (TEE), Sáng tạo – Hoạt động – Phục vụ (CAS) ở bậc Trung học MYP và DP…
Điểm nổi bật tại Tesla còn là việc học song ngữ, phát triển đồng thời cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Anh với tốc độ tương đương. Kỹ năng ngôn ngữ vượt bậc giúp các em có được nền tảng vững chắc và lợi thế hơn khi đăng ký vào các trường đại học cả trong và ngoài nước.
Gói tiết kiệm giáo dục của Tesla dành cho học sinh đang học bậc tiểu học và trung học mong muốn theo học chương trình IB. Gói tiết kiệm này vừa giúp ba mẹ đảm bảo tài chính, vừa cho con cơ hội thụ hưởng nền giáo dục chất lượng quốc tế lâu dài tại trường Tesla.
Những ưu đãi đặc biệt khi tham gia gói tiết kiệm giáo dục của Tesla:
- Được học Chương trình Tú tài Quốc tế IB tại Hệ thống Trường Tesla ngay tại quận Tân Bình.
- Được tính mức học phí cho tất cả các năm tại mức học phí của năm 2021 – 2022, tránh tình trạng trượt giá đồng tiền trong tương lai và mức tăng học phí hàng năm (nếu có).
- Được ngân hàng hỗ trợ tài chính trong 02 năm với lãi suất 0%; phí chuyển đổi thanh toán bằng 0 đồng.
- Được giảm ngay đến 540 triệu đồng tương ứng 36% học phí bậc Trung học.
Hiện gói tiết kiệm giáo dục Tesla gồm 12 gói nhỏ dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Phụ huynh có thể liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết, giúp con vững vàng tương lai với kế hoạch tài chính giáo dục cùng Tesla.