Nhưng sự thay đổi như vậy có công bằng không?Tại các nước công nghiệp hóa, những người giàu thường sống lâu hơn người nghèo.Khoảng cách này có chiều hướng tăng lên, chứ không giảm đi trong những năm gần đây.Kết quả là người nghèo sẽ có ít thời gian để thụ hưởng lợi ích hơn người giàu. Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết vì việc quy định một tuổi nghỉ hưu chung sẽ tạo ra bất công. Hơn nữa, không phải chỉ có thu nhập là nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Vấn đề còn ở chỗ giới tính: nữ thường sống lâu hơn nam, nhưng không thể buộc nữ giới nghỉ hưu chậm hơn để giải quyết vấn đề.
Còn nhân tố nữa ảnh hưởng đến chênh lệch tuổi thọ giữa người giàu và người nghèo, đó là điều kiện tiếp cận với sự chăm sóc sức khỏe.Người giàu được hưởng nhiều lợi ích hơn từ tiến bộ về y học cả khi đã nghỉ hưu.Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy là chênh lệch tuổi thọ đã tăng thêm một năm tại Anh kể từ những năm 1980. Tại Hoa Kỳ, mức chênh lệch này có thể đã tăng thêm gần năm năm kể từ những năm 1970.
Tại Anh có Tổ chức Y tế quốc gia nên không có sự phân biệt đối xử theo thu nhập đối với bệnh như tim mạch hay cấp phát thuốc chống đột quỵ. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, sự tiếp cận về chăm sóc sức khỏe của những người không có bảo hiểm rất khác nhau. Qua điều tra, những người có thu nhập thấp ở vùng Đông Bắc được tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn và tỷ lệ tỷ vong cũng thấp hơn những người sống ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ.
Lối sống cũng không kém phần quan trọng. Trong hơn 30 năm qua, yếu tố quan trọng nhất làm giảm tỷ lệ tử vong trong độ tuổi từ 65 đến 74 có liên quan đến việc giảm bớt các căn bệnh ở hệ tuần hoàn. Kết quả này một phần là do người bệnh được chữa trị tốt hơn và giảm hút thuốc lá cũng là một nhân tố quan trọng. Một phân tích một số địa phương tại Hoa Kỳ cho thấy nếu tỷ lệ người hút thuốc tăng 5,9% sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong sớm lên gần 7%.
Một nghiên cứu trên toàn châu Âu đối với những người ở độ tuổi từ 40 đến 65 cho thấy tỷ lệ tử vong có thể giảm 23% ở nam và 16% ở nữ nếu người có thu nhập thấp thực hiện được nếp sống hợp lý như người giàu.
Nếu nguyên nhân lớn nhất đối với chênh lệch tuổi thọ là lối sống thì có lẽ nên tập trung giải quyết ngay vấn đề sức khỏe chứ không phải thay đổi về tuổi nghỉ hưu. Tại một số nước, lính cứu hỏa hay quân nhân được nghỉ hưu sớm hơn do tính chất rủi ro nghề nghiệp, nhưng không đâu chấp nhận người hút thuốc hay người béo phì được nghỉ hưu sớm hơn so với các thành phần lao động khác.
Tuy nhiên, hệ thống nghỉ hưu tại các nước đều có ẩn ý, ví dụ tại Hoa Kỳ, người giàu chẳng những sống lâu hơn mà còn được nhận tiền hưu cao hơn. Hiện nay chỉ có 85% tiền hưu từ Chính phủ Hoa Kỳ phải đóng thuế nên có ý kiến cho rằng người giàu khi về hưu vẫn cứ giàu. Nhiều người Mỹ cho rằng trước sự chênh lệch về tuổi thọ và tình trạng thâm hụt ngân sách thì đây chính là lỗ hổng cần phải san lấp.
Thiên Bảo theoEconomist, 4-1-2013