Một nghiên cứu theo yêu cầu của Công ty Caterwings cho thấy có một sự cách biệt lớn giữa lương tối thiểu các nước: Chỉ một giờ lương tối thiểu ở Đan Mạch đã có thể mua một đĩa beefsteak, trong khi phải một ngày lương ở Indonesia mới làm được điều này. Sự cách biệt ấy không chỉ giữa châu Âu và châu Á, mà ngay trong lòng châu Âu.
Cùng chung vùng Bắc Âu phồn vinh, ở Thụy Điển cũng phải một tiếng rưỡi lương tối thiểu mới có được một suất thịt đỏ. Ngay ở Úc nổi tiếng giàu thực phẩm đạm động vật, cũng phải hơn 90 phút lương tối thiểu để có đĩa beefsteak chất lượng.
Người Pháp cũng không cần buồn, dù muốn có một suất thịt đỏ họ cũng phải mất hai giờ 15 phút lương tối thiểu, bởi bên người láng giềng Đức cũng phải mất khoảng thời gian tương tự. Ngay ở Mỹ, xứ sở beefsteak, cũng phải đổi hai tiếng rưỡi lương tối thiểu mới có được đĩa thịt bò beefsteak trên bàn ăn.
Để có được những thông số ấy, Công ty Quan hệ công chúng ABCD đã tiến hành thu thập, phân tích không chỉ lương tối thiểu mà cả giá thịt trung bình trong ba thời điểm khác nhau trong năm ở hầu hết các đô thị lớn trên thế giới. Từ nghiên cứu đó, Caterwings rút ra nhận xét là lương tối thiểu ở Đan Mạch cao nhất, trong khi giá thịt lại không cao hơn bao nhiêu so với các nước. Có lẽ vì vậy mà Đan Mạch trở thành quốc gia có mức sống cao nhất thế giới nhiều năm liền.
- Lê Lành theo HuffPost
Xem thêm:
- Tiền lương ở Việt Nam thua kém nhiều nước trong khu vực
- Chuyện dài “lương tối thiểu”
- Cải cách tiền lương là yêu cầu cấp bách