Việc mua thực phẩm với số lượng lớn hơn và biết cách kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm có thể giúp bạn giảm nguy cơ tiếp xúc với vi rút corona.
Làm đông thực phẩm sắp hết hạn
Khi nghi ngờ bất cứ thực phẩm nào sắp hết hạn, hãy làm đông chúng. Thực phẩm thường sẽ tồn tại vô thời hạn trong tủ đông, và điều duy nhất cần quan tâm là sự biến đổi về phẩm chất. Tuy vậy, sự biến đổi này không ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm, nhưng có thể làm thay đổi mùi vị, thậm chí, không thể ăn được. Để phòng tránh, hãy bảo đảm chọn đúng loại bao bì cho thịt, rau củ và trái cây.
Ví dụ, nếu làm đông thịt gà còn sống, hãy dùng túi hút chân không để đựng một con gà. Nếu không, chỉ cần bảo đảm loại bỏ hết không khí ra khỏi túi, trước khi cài miệng túi. Vì không khí còn lại trong hộp hoặc túi nhựa là nguyên nhân làm biến màu, mất nước và hình thành các tinh thể đóng băng trong tủ đông. Cho dù thực phẩm còn hay gần hết hạn sử dụng, bạn có thể làm đông chúng trước hạn sử dụng để tránh hư hỏng, và để có nhiều thực phẩm tươi dùng cho tuần tiếp theo.
Bảo quản thực phẩm tươi ở ngăn trên cùng hoặc ngăn mát của tủ lạnh
Vị trí của tủ lạnh rất quan trọng trong việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng. Theo nguyên tắc chung, bất kỳ thực phẩm nào càng gần cửa tủ, càng ít thời gian để giữ thực phẩm tươi lâu hơn. Vì thế, hãy để thực phẩm tươi ở ngăn trên cùng và gần hơn với mặt trước tủ lạnh, để bạn không quên sử dụng chúng vì có thời hạn sử dụng ngắn. Hoặc để trái cây và rau củ trong ngăn mát tủ lạnh, được thiết kế dành riêng để bảo quản thực phẩm tươi.
Tủ lạnh thường có hai ngăn, dùng cho một mục đích khác nhau. Một ngăn có độ ẩm cao, một ngăn có độ ẩm thấp. Rau củ cần nhiệt độ ẩm cao hơn, trong khi trái cây cần độ ẩm thấp hơn.
Làm muối dưa một số rau củ tươi
Hãy thử muối dưa một số trái cây và rau củ tươi, như làm muối dưa củ hành tây cắt lát mỏng. Để muối dưa, bạn cần có giấm rượu trắng hoặc đỏ, đường, muối, một ít thảo mộc và gia vị để tẩm ướp. Nếu được bảo quản đúng cách trong lọ thủy tinh, sản phẩm có thể sử dụng trong hai tháng, khi để trong tủ lạnh. Đây không chỉ là cách dễ dàng để bảo quản sản phẩm tươi sống, mà còn đem lại hương vị chua, ngọt cho món ăn của bạn.
Nấu chín rau củ và thịt, sau đó làm lạnh
Nếu rau lá xanh như rau bina hoặc cải xoăn có thể bị hỏng, trước khi hết hạn sử dụng, hãy đun sôi chúng với nước và ít muối, cho đến khi mềm, sau đó xào chung với tỏi và hành tây. Xào rau trong vài phút và thêm chút giấm rượu vang để tăng hương vị.
- Xem thêm: Những quan niệm sai lầm về thực phẩm
Một bí quyết, là ăn rau củ nấu chín với rau củ tươi sẽ dễ tiêu hóa hơn. Thịt gà, xúc xích, thịt xông khói, hamburger, và các loại thịt xay khác chỉ nên cất trong tủ lạnh 1 hoặc 2 ngày, trước khi nấu. Thịt sau khi được nấu chín, phần chưa dùng đến có thể dùng dần từ 3 đến 4 ngày. Nếu chưa yên tâm, hãy làm đông thịt.
Bảo quản những ổ bánh mì trong hộp đựng bánh mì và trong tủ đông
Khi bảo quản bánh mì trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh của tủ sẽ tăng tốc quá trình làm khô và cứng của bánh nhanh hơn. Thực tế, cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là dùng hộp đựng dành riêng cho bánh mì hoặc ở nơi không có ánh sáng và bọc trong túi nhựa cột chặt. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, chỉ dùng được trong khoảng 5 ngày. Còn nếu không ăn hết bánh mì vào dịp cuối tuần, hãy bọc kín bánh và bảo quản trong tủ đông.
Bảo quản khoai tây ở chỗ tối và mát mẻ
Khoai tây là một trong những loại củ ít bị hư hỏng trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, cách tối đa hóa thời hạn sử dụng của khoai là bảo quản trong nhà của bạn. Hãy bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát và khô ráo, để sử dụng trong khoảng 4 tháng.
Tủ đựng thức ăn, tầng hầm hoặc nhà để xe là những chỗ lý tưởng để bảo quản khoai tây, nhưng cần bảo đảm không làm ướt hoặc rửa khoai, trước khi bạn sẵn sàng để nấu chúng, nếu không, khoai sẽ bị mốc. Tương tự, hãy dùng cách này với củ hành tây chưa cắt.
Thời gian hết hạn sử dụng thực phẩm không phải làm “chấm hết” của thực phẩm được các nhà sản xuất ghi chú trên sản phẩm là dự đoán tốt nhất của họ về sản phẩm có chất lượng cao nhất, chứ không phải xác định khi nào một sản phẩm trở nên nguy hại đối với sức khỏe con người”. Nói tóm lại, ngày hết hạn của thực phẩm không phải lúc nào cũng luôn chỉ ra khi nào thực phẩm đó có thể khiến bạn mắc bệnh.