Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế đang được quy định tại 6 Luật, 13 Nghị định và 7 Thông tư. Dự kiến, Bộ sẽ cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư kinh doanh, đạt 68,51% và cắt 168/338 thủ tục hành chính, đạt 49,70%.Ngày 26-4, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Chủ trì Hội thảo có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Sở Y tế, cơ sở y tế, Hiệp hội ngành nghề và đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Tại Hội thảo, Bộ Y tế đề xuất việc cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thực hiện theo 5 nguyên tắc gồm: các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ chuyên môn hoặc đã được pháp luật chuyên ngành khác quy định hoặc có sự chồng chéo giữa các văn bản gây khó khăn khi thực hiện;
Các điều kiện kinh doanh không định lượng, mang tính định tính, cảm quan không đo lường cụ thể được gây khó hiểu, mập mờ cho người thực hiện như: “phải phù hợp”, “phải đủ”, “phải có đủ sức khỏe”, “phải có trình độ”…; các điều kiện kinh doanh đương nhiên phải đáp ứng khi hoạt động như: có đủ điện, nước, ánh sáng …;
Các điều kiện đã có quy định ở mức độ cao hơn nhưng vẫn tồn tại các điều kiện ở mức độ thấp, như đã có quy định phải đạt ISO, GMP, HACCP… nhưng ở văn bản hướng dẫn vẫn quy định các điều kiện thấp hơn; chuyển tối đa hình thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Theo đó, Bộ Y tế đã rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế đang được quy định tại 6 Luật, 13 Nghị định và 7 Thông tư, dự kiến cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư kinh doanh đạt 68,51% và cắt 168/338 thủ tục hành chính đạt 49,70%.
Hiện nay, Bộ Y tế vẫn tiếp tục rà soát và bãi bỏ các nghị định, thông tư có quy định điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, đối với nhóm điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ, hiện đang được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Bộ Y tế sẽ đề xuất với Chính phủ báo cáo Quốc hội đẩy nhanh tiến độ xem xét sửa đổi các văn bản đó.
Đối với nhóm điều kiện thuộc các văn bản hướng dẫn Luật (bao gồm cả Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, …): Bộ sẽ xây dựng dự thảo Nghị định theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản.
Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Nghị định đề cập đến 9 lĩnh vực có quy định điều kiện kinh doanh gồm:
Khám chữa bệnh; Dược phẩm, mỹ phẩm; An toàn thực phẩm; Trang thiết bị y tế; Y dược cổ truyền; Y tế dự phòng; Sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; Xét nghiệm HIV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Thụ tinh trong ống nghiệm, Mang thai hộ, Xác định lại giới tính.
Dự thảo Nghị định này cũng đã được đăng tải nội dung trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để lấy ý kiến góp ý.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện làm việc với các bộ, ngành, đơn vị liên quan và các đối tượng chịu tác động để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định theo quy định và dự kiến trình Chính phủ trong tháng 5/2018.
-Theo VGP
Ngày 26-4, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Chủ trì Hội thảo có GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài chính, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Sở Y tế, cơ sở y tế, Hiệp hội ngành nghề và đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Tại Hội thảo, Bộ Y tế đề xuất việc cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thực hiện theo 5 nguyên tắc gồm: các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ chuyên môn hoặc đã được pháp luật chuyên ngành khác quy định hoặc có sự chồng chéo giữa các văn bản gây khó khăn khi thực hiện;
Các điều kiện kinh doanh không định lượng, mang tính định tính, cảm quan không đo lường cụ thể được gây khó hiểu, mập mờ cho người thực hiện như: “phải phù hợp”, “phải đủ”, “phải có đủ sức khỏe”, “phải có trình độ”…; các điều kiện kinh doanh đương nhiên phải đáp ứng khi hoạt động như: có đủ điện, nước, ánh sáng …;
Các điều kiện đã có quy định ở mức độ cao hơn nhưng vẫn tồn tại các điều kiện ở mức độ thấp, như đã có quy định phải đạt ISO, GMP, HACCP… nhưng ở văn bản hướng dẫn vẫn quy định các điều kiện thấp hơn; chuyển tối đa hình thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Theo đó, Bộ Y tế đã rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực y tế đang được quy định tại 6 Luật, 13 Nghị định và 7 Thông tư, dự kiến cắt giảm 1.151/1.680 điều kiện đầu tư kinh doanh đạt 68,51% và cắt 168/338 thủ tục hành chính đạt 49,70%.
Hiện nay, Bộ Y tế vẫn tiếp tục rà soát và bãi bỏ các nghị định, thông tư có quy định điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, đối với nhóm điều kiện kinh doanh đề nghị bãi bỏ, hiện đang được quy định tại Luật, Pháp lệnh, Bộ Y tế sẽ đề xuất với Chính phủ báo cáo Quốc hội đẩy nhanh tiến độ xem xét sửa đổi các văn bản đó.
Đối với nhóm điều kiện thuộc các văn bản hướng dẫn Luật (bao gồm cả Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, …): Bộ sẽ xây dựng dự thảo Nghị định theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản.
Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Nghị định đề cập đến 9 lĩnh vực có quy định điều kiện kinh doanh gồm:
Khám chữa bệnh; Dược phẩm, mỹ phẩm; An toàn thực phẩm; Trang thiết bị y tế; Y dược cổ truyền; Y tế dự phòng; Sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; Xét nghiệm HIV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Thụ tinh trong ống nghiệm, Mang thai hộ, Xác định lại giới tính.
Dự thảo Nghị định này cũng đã được đăng tải nội dung trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để lấy ý kiến góp ý.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục thực hiện làm việc với các bộ, ngành, đơn vị liên quan và các đối tượng chịu tác động để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định theo quy định và dự kiến trình Chính phủ trong tháng 5/2018.
-Theo VGP