Bạn lo lắng vì nuôi dạy con cái? Lo âu vì công việc đến mức bị stress? Nhưng đôi khi những mối bận tâm như vậy có thể thực sự hữu ích cho bạn.
Theo tiến sĩ Kelly McGonigal, nhà tâm lý học Đại học Standford, nếu bạn luôn luôn phải chống chọi lại triệu chứng stress, stress làm cho mọi việc trở nên xấu đi.
Quyển sách của bà có nhan đề The Upside of Stress (Mặt trên của stress) đề cập đến việc tập trung tìm hiểu xem stress thực sự có thể là tốt cho bạn và cách làm thế nào để đạt tới tình trạng tốt đẹp đối với stress.
Chúng ta thường nghe nói rằng triệu chứng stress thật bất ổn đối với con người, gây ảnh hưởng tới tim mạch, áp huyết và sức khỏe nói chung. Nhưng stress chỉ sản xuất ra độc tố khi người ta tin rằng nó gây tổn hại cho họ.
Trong một nghiên cứu, McGonigal đã dẫn chứng từ quyển sách của bà rằng những mức độ stress cao làm gia tăng nguy cơ tử vong đến 43%, nhưng nguy cơ chỉ tác động lên những người luôn nghĩ rằng cuộc sống với stress của họ sẽ đe dọa sức khỏe họ.
- Xem thêm: “Làm sếp” của stress
Đối với những người bị stress, nếu họ không cảm thấy nó gây hại cho họ, điều này thực sự đã hạ thấp nguy cơ tử vong trong mọi trường hợp, thậm chí còn thấp hơn so với những người có cuộc sống ít bị stress. Điều đó cũng tương tự trong mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và stress.
Tóm lại, thuật ngữ tư duy stress (do tiến sĩ Alia Crum đặt ra) có nghĩa là cách chúng ta nhận thức về stress.
Nói vắn tắt, chúng ta cần ngưng nghĩ về nó như một kẻ địch. “Cách nói rằng cuộc sống bị stress là độc hại, về cơ bản làm cho bạn cảm thấy có một điều gì đó sai lầm với trải nghiệm về stress hay có một điều sai lầm trong đời bạn”, McGonigal nói.
Trên thực tế, stress có thể giúp chúng ta dàn xếp những thử thách và thực hiện công việc tốt hơn trong các tình huống. Bí quyết là hãy nhớ một số điều chỉnh đơn giản khi bạn phát hiện thấy bản thân đang ở trong những tình huống bị stress.
Tiến sĩ McGonigal đề nghị bạn làm theo những thực tập sau đây có thể giúp bạn biến stress từ một thực tế xấu, tiêu cực trở thành một thực tế tích cực có lợi ích cho bạn.
1. Hãy xem nỗi lo lắng như một năng lượng
Trong khi đa số mọi người vẫn nghĩ stress là một hình thức tức giận, nói chung phụ nữ thường cảm thấy hồi hộp như là một hệ quả của stress.
Chúng ta cảm thấy những triệu chứng như đổ mồ hôi, tim đập mạnh và chất dẫn truyền xung động thần kinh adrenaline tăng lên.
Khi bạn trải nghiệm những triệu chứng này, điều quan trọng là hãy tự nhắc nhở mình rằng cảm giác lo âu có thể thực sự giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn, thậm chí cho dù nhiều người tin sự trái ngược lại là sự thực, bà McGonigal nói.
Vì vậy lần tới nếu bạn cảm thấy hai lòng bàn tay mình đổ mồ hôi, trước tình huống này hãy tự nhủ rằng cơ thể bạn đang giúp bạn thêm cảnh báo và nhờ đó bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.
2. Hãy tự nhủ rằng bạn không cô đơn
Khi bạn phát hiện thấy mình thức giấc lúc ban đêm, cảm thấy tràn ngập bởi những lo âu rất khó chịu, chẳng hạn như những vấn đề về tài chính hay chẩn đoán sức khỏe khó khăn, bạn hãy nghĩ đến những người khác, họ cũng phải vượt qua những bất ổn tương tự.
“Khi stress cảm thấy sự cá biệt, nó sẽ trở thành một độc tố”, bà McGonial nói. Sự suy luận rằng những người khác cũng phải đối diện với những vấn đề tương tự sẽ nhắc nhở rằng cuộc sống của bạn không phải là một trường hợp cá biệt. Đồng thời giữa giây phút gay go đó, hãy tìm cách hít thở thư giãn một chút để tách mình ra khỏi sự cố stress.
3. Giúp một tay
Lần tới, khi bạn bị stress lấn át, hãy thử một mẹo đơn giản sau: bạn hãy có một cử chỉ đẹp và bất ngờ cho một người nào đó.
Bằng cách hướng sự chú ý của bạn ra khỏi bản thân bạn và nhắm tới một vấn đề gì lớn lao hơn, bạn có thể làm giảm được cơn lo âu và gia tăng niềm hy vọng cũng như lòng can đảm.
Điều đó được gọi là một khuynh hướng và phản ứng thân thiện, đồng thời năng lượng cảm giác tốt đó có thể đem lại cho bạn một triển vọng tốt đẹp hơn.
Khi giúp cho người khác, cái gì lớn hơn cũng không nhất thiết là tốt hơn. Bạn cũng có thể đi dạo bộ với chú chó hay đơn giản mỉm cười với người phục vụ bàn mỗi khi bạn trả ít tiền tip.
Điều quan trọng nhất là bạn phải có một cử chỉ đẹp nào đó, bất ngờ và ở ngoài những trách nhiệm thông thường của bạn. “Đúng hơn là bạn sẽ đạt được một sự khích lệ làm ấm lên lòng hy vọng và sự tự tin trong cảm giác như thể bạn đã lựa chọn nó”.
4. Quan tâm tới sự bất ổn của những người khác
Hãy quan tâm, tìm cách giải quyết những lo âu của bạn bè và người trong gia đình của bạn. Chẳng hạn như khi có ai đó lo lắng về cuộc phỏng vấn xin việc làm sắp tới, bạn hãy nhắc nhở người ấy rằng stress cho thấy tầm quan trọng của cơ hội.
Bằng cách chia sẻ triển vọng này, người bạn của bạn có thể sẽ làm điều tương tự đối với bạn khi bạn cảm thấy lo lắng vào lần tới (hoặc bạn có thể tự an ủi xoa dịu cho chính bản thân bạn).
5. Phản ánh sự tiến triển của bạn
Sự bận tâm về một tình huống không diễn ra đúng như dự định có thể gây ra stress. Trong những tình huống như thế này, hãy nghĩ về những gì bạn đã học hỏi được. Hãy vận dụng nó như một cơ hội để phản ánh và phát triển.
Việc tiếp cận stress với cách tư duy này có hai điều lợi: Lúc nhất thời, nó sẽ xua tan những lo lắng tiêu cực mà bạn đang cảm thấy. Và về lâu dài, nó có một sức mạnh làm thay đổi cách bạn đối phó trước những tình huống bất ổn trong lần kế tiếp.
- Xem thêm: 10 thực phẩm tự nhiên giúp giảm stress
“Sự việc dễ dàng hơn bạn tưởng bởi vì bạn không còn bị stress chi phối 100% nữa. Thậm chí với nhận thức rằng bạn đang thực hiện một cuộc đổi mới”.
6. Các hình thức thể dục
Tập thể dục không nhất thiết là nâng tạ tại phòng tập gym hoặc tập chạy marathon. Đi bộ ngắn chung quanh văn phòng hoặc chỉ đơn giản là đứng lên tập vài động tác kéo giãn trong giờ giải lao cũng có thể cung cấp ngay lập tức sự xoa dịu tình trạng căng thẳng. Khi ấy, máu của bạn phóng thích ra các endorphin giúp cải thiện tâm trạng gần như ngay tức thời.
Thực hành thiền, giảm stress và tập yoga là những bài tập thư giãn kích hoạt trạng thái yên tĩnh, giúp làm cân bằng các hormone trong cơ thể.
Bạn hãy cân nhắc để theo một khóa học giảm stress như thiền hoặc yoga để tìm được những công cụ hóa giải căng thẳng và nâng cao sức khỏe rất hiệu quả.
7. Trò chuyện với chính mình để vượt stress
Đôi khi gọi điện thoại cho một người bạn không phải là một lựa chọn hay. Bình tĩnh tự trò chuyện với bản thân mình là một giải pháp hữu hiệu kế tiếp. Đừng lo ngại về hình thức tự giải tỏa nghe có vẻ khác thường này.
Khi bạn tự nói chuyện với mình, bạn có thể tìm thấy cách giải được bài toán khó khăn đó, và điều quan trọng nhất là mọi thứ rồi sẽ ổn thỏa. Hãy tự nhủ rằng, không có gì quan trọng mãi được đâu.
8. Ngủ đầy đủ hơn
Mọi người đều biết căng thẳng có thể khiến chúng ta mất ngủ. Thật không may, thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng.
Chu kỳ lẩn quẩn này sẽ khiến não và cơ thể bạn vướng vào một cạm bẫy và chỉ càng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bạn cần ngủ đủ giấc từ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày.
Hãy tắt TV sớm, để nguồn sáng mờ dịu và dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Đây sẽ là một biện pháp giải trừ căng thẳng rất hiệu quả trong danh sách liệt kê này.