Thiên tài đa năng nổi tiếng thời Phục hưng Michelangelo từng nói: “Điêu khắc thât dễ dàng, bạn chỉ cần đặt tay lên bề mặt và dừng lại”.
Nhưng thực tế khác hẳn. Chỉ có những thiên tài mới thực hiện được những tác phẩm để đời và sau đây là câu chuyện phía sau những nghệ phẩm nổi danh đó.
1. Tượng Moses có sừng
Michelangelo đã thực hiện một tác phẩm điêu khắc về nhân vật Moses trong kinh Cựu Ước, với một cặp sừng trên đầu. Nhiều sử gia nghệ thuật tin rằng bức tượng đặc biệt này xuất hiện vì sự giải thích sai về Kinh Thánh.
Sách Xuất hành nói rằng rằng người Do Thái đã có một thời gian khó khăn khi nhìn vào khuôn mặt của Moses khi ông xuống núi Sinai với 10 Điều Răn của Chúa trong tay.
Vấn đề là tiếng Do Thái được sử dụng trong đoạn Kinh thánh được đề cập có thể được dịch theo cả hai nghĩa là “rạng rỡ” và “cái sừng”; vì vậy, trong bối cảnh này hiển nhiên là Moses đang “tỏa sáng”.
Moses (1513-1515) là một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ thời Phục hưng Ý Michelangelo Buonarroti, được đặt tại nhà thờ San Pietro ở Vincoli, Rome.
Tượng được làm để đặt trên mộ của Đức Giáo hoàng Julius II vào năm 1505, mô tả Moses với cặp sừng trên đầu, dựa theo chương 34 sách Xuất hành.
2. Màu sắc của những bức tượng cổ
Thực tế của những bức tượng La Mã tô vẽ công phu chỉ mới được phát hiện gần đây nhờ vào nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau về vấn đề này.
Điều đó cho thấy rằng nhiều bức tượng từng được sơn với những màu sắc tươi sáng, nhưng chúng đã bị phai màu theo thời gian và biến mất hoàn toàn.
Một trong những bức tượng vĩ đại nhất là tượng Augustus, hoàng đế đầu tiên của Rome, được làm bằng đá cẩm thạch. Chiếc áo giáp chạm khắc và áo choàng gợn sóng của ông tất cả đều chỉ còn mang màu kem.
Tại hãng phục chế Getty, việc chỉnh sửa lại các màu sắc dựa trên các màu vẫn còn bám vào đây đó nơi bản gốc, tái tạo chiếc áo choàng ngoài màu đỏ phù hợp với màu môi của ông.
Bộ quân phục của ông có màu xanh dương. Những gì thanh lịch nơi ông đã từng bị mất đi, nay đã phục hồi được nét sinh động.
3. Nàng tiên cá nhỏ
Nàng tiên cá nhỏ ở Copenhagen, Đan Mạch là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới, nhưng nó cũng là một vật có sức hấp dẫn đối với những kẻ phá hoại. Không ít lần nó đã bị bể và rơi ra từng mảnh.
Cho đến nay, Nàng tiên cá nhỏ vẫn còn những vết sẹo ở quanh cổ, cho thấy rằng phần đầu của cô đã được thay thế.
Sau một loạt các vụ tai nạn phá hoại trong hơn 40 năm, chính quyền thành phố đã cho nàng tiên cá nhỏ di chuyển xa hơn vào bến cảng để ngăn chặn các vụ phá hoại và khách du lịch cố gắng trèo lên khắp người cô.
Nàng tiên cá nhỏ là một tượng đồng của Edvard Eriksen. Tác phẩm điêu khắc được trình bày trên một tảng đá bên bờ biển tại lối đi dạo Langelinie ở Copenhagen, Đan Mạch. Tượng cao 1,25m và nặng 175kg.
Nghệ phẩm dựa trên câu chuyện cổ tích cùng tên của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen, biến nơi này trở thành một điểm thu hút rất nhiều khách du lịch kể từ khi ra mắt vào năm 1913.
4. Mang tên “Nụ Hôn” mà không hôn
Tác phẩm điêu khắc này mang tên The Kiss (Nụ Hôn), được đặt theo tên của Francesca da Rimini, một nữ quý tộc người Ý thế kỷ 13 đã yêu em trai của chồng.
Bà và tình nhân bị người chồng phát hiện khi họ đang đọc truyện Lancelot và Guinevere. Ông ta đã nổi giận và giết họ ngay lập tức.
Trong tác phẩm điêu khắc, người tình được mô tả cầm một cuốn sách trong tay, nhưng môi anh không chạm vào môi của người phụ nữ, ám chỉ rằng họ đã chết trước khi kịp hôn nhau.
Tượng The Kiss là tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch năm 1882 của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin.
Hình ảnh bức tượng cặp đôi khỏa thân ôm nhau xuất hiện ban đầu như một phần của nhóm phù điêu đồ sộ trang trí cánh cổng bằng đồng mang tên Những Cánh cổng Địa ngục (The Gates of Hell) của Rodin ở Bảo tàng Nghệ thuật tại Paris.
Cặp đôi này sau đó đã được gỡ bỏ khỏi Gates và thay thế bằng một cặp tình nhân khác nằm trên một chiếc cột nhỏ hơn phía bên phải.
5. Bí mật của tấm màn che bằng đá cẩm thạch
Thật kinh ngạc khi nghĩ rằng tác phẩm điêu khắc này thậm chí được chạm khắc đơn giản bằng đá, và bởi vì những tấm màn nửa trong suốt bao phủ khuôn mặt của những bức tượng.
Bí mật của thành quả là do việc sử dụng một khối đá cẩm thạch có hai lớp riêng biệt, với một lớp dày hơn và lớp kia trong suốt hơn.
Tuy rất khó tìm, nhưng thực ra những khối đá như vậy vẫn tồn tại. Nhà điêu khắc Raffaele Monti đã tạo tác trên đá cẩm thạch đồng thời bảo quản cấu trúc bề mặt bình thường và chạm trổ dọc theo các góc cạnh, tách rời lớp dày khỏi những phần trong suốt hơn. Đây là quá trình tạo nên những tấm mạng nhìn như trong suốt.
Raffaele Monti (1818-1881) là một nhà điêu khắc, tác giả và nhà thơ người Ý chào đời ở Milan. Ông học theo cha mình, nhà điêu khắc nổi tiếng Gaetano Matteo Monti trong Học viện Hoàng gia.
Monti nhanh chóng được công nhận là một nhà điêu khắc hàng đầu qua tác phẩm của ông dành cho Công tước Devonshire thứ 6, mang tên Trinh nữ che mạng, bức tượng với chiếc mạng che mặt ảo giác.
6. Tượng David được chế tác từ đá cẩm thạch hỏng
Tuy bức tượng David của Michelangelo thường được coi là vẻ đẹp lý tưởng của nam giới ở phương Tây, nhưng trên thực tế David bị mắt lé.
Điều này được phát hiện bởi một giáo sư thuộc Đại học Stanford, ông đã quét tượng David bằng công nghệ máy tính laser.
Như đã nói, cái khiếm khuyết của tượng David cũng được xem là điều cố ý của Michelangelo sao cho bức tượng trông hoàn hảo khi nhìn từ hai phía.
David là một kiệt tác điêu khắc thời Phục hưng được tạo tác bằng đá cẩm thạch từ năm 1501 đến năm 1504 bởi nghệ sĩ người Ý Michelangelo.
Tượng cao 5,17m, thể hiện người anh hùng David trong Kinh thánh, một chủ đề được ưa chuộng trong nghệ thuật Florence.
7. Nghệ thuật với chủ đề cái chết
Nghĩa trang Poblenou ở Barcelona là nơi có một bức tượng bí ẩn nhất, người sáng tạo ra nó đến ngày nay vẫn chưa rõ. Nó được cho là tác phẩm của Jaume Barba, nhưng có những người khác bảo là tác phẩm của Joan Fonbernat.
Tượng nằm ở một trong những góc xa nhất của nghĩa trang và đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim của Ingmar Bergman, phim The Seventh Seal (Dấu ấn thứ bảy), nói về một hiệp sĩ đã hy sinh và thần Chết.
Nụ Hôn của thần Chết (The Kiss of Death) là một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, được tìm thấy trong nghĩa trang Poblenou ở Barcelona.
Tác phẩm mô tả cái chết, dưới hình thức của một bộ xương có cánh, đặt nụ hôn lên trán của một người đàn ông đẹp trai.
Hình ảnh gợi lên những phản ứng khác nhau từ người xem: Vẻ hạnh phúc trên khuôn mặt của người đàn ông trẻ, hoặc đó là sự cam chịu?
8. Những cánh tay của thần Vệ nữ Milo
Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất ở Bảo tàng Louvre được cho là do một nông dân trên đảo Milos của Hy Lạp phát hiện ra vào những năm 1820.
Đáng buồn thay, tượng Venus đã thực sự bị tách thành hai mảnh khi người ta tìm thấy cô. Bàn tay trái của Venus cầm một quả táo, và bàn tay phải giữ lấy chiếc váy.
Giá trị lịch sử của pho tượng đã được công nhận bởi các sĩ quan hải quân Pháp; vì vậy, tượng được mau chóng chuyển lên tàu giữa lúc một cuộc tranh chấp nổ ra và không may Venus bị rơi xuống. Tai nạn đã khiến cho cả hai bàn tay của nữ thần bị gẫy.
Lai lịch: Aphrodite (nữ thần của sắc đẹp và ái tình) của Milos, hay còn gọi là thần Vệ Nữ Milo, là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của điêu khắc Hy Lạp cổ.
Ban đầu, nó được cho là của nhà điêu khắc Praxiteles, tuy nhiên từ một dòng chữ trên nó, bức tượng được cho là tác phẩm của điêu khắc gia Alexandros xứ Antioch.
Được tạo ra từ năm 130 đến năm 100 trước Công nguyên, tượng được cho là mô tả nữ thần Aphrodite. Đây là một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch cao hơn 203cm.
Một phần của một cánh tay và bệ gốc đã bị mất khi người ta phát hiện thấy tượng. Pho tượng được đặt tên theo đảo Milos của Hy Lạp, nơi nó được tìm thấy.
9. Nike của Samothrace: Yếu tố không hoàn chỉnh làm nên vẻ đẹp
Bức tượng Nike (Nữ thần chiến thắng của Hy Lạp) tráng lệ được phát hiện trên đảo Samothrace ở Hy Lạp vào năm 1863. Người tìm ra pho tượng là lãnh sự và nhà khảo cổ nghiệp dư người Pháp Charles Champoiseau.
Chế tác từ đá cẩm thạch Parian vàng, Nike được cho là xuất hiện vào thế kỷ 2 trước Công nguyên để kỷ niệm các chiến thắng của hạm đội Hy Lạp.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tái tạo phần đầu và chân tay bị mất của pho tượng, nhưng dường như chỉ làm giảm sút đi hơn là thêm vào vẻ đẹp của tác phẩm. Trên thực tế, chính những chi tiết không hoàn hảo đó đã làm tôn lên vẻ uy nghi của Nike.
Thần Chiến thắng có cánh của Samothrace (còn được gọi là Nike của Samothrace) là tác phẩm điêu khắc về nữ thần Nike của Hy Lạp.
Từ năm 1884, tượng được trưng bày tại Bảo tàng Louvre và trở thành một trong những kiệt tác điêu khắc nổi tiếng thế giới.
Đồng thời tác phẩm nằm trong số ít những bức tượng Hy Lạp lớn tồn tại với bản gốc, chứ không phải là bản sao của La Mã.