Vào đầu năm nay, ADM đã công bố kế hoạch giảm 25% lượng khí thải nhà kính và 15% cường độ sử dụng năng lượng. Ngoài ra, ADM sẽ phát triển các kế hoạch giảm lượng nước sử dụng cho các khu vực có nguy cơ cao và khan hiếm nguồn nước.
ADM (Mã giao dịch trên Sàn chứng khoán New York: ADM) hôm nay tuyên bố cam kết giảm 10% cường độ sử dụng nước và đạt tỷ lệ phân loại rác thải 90% vào năm 2035 như một phần trong kế hoạch tích cực nhằm tiếp tục giảm tác động môi trường.
Các cam kết này được đề cập trong bản Báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn. Đồng thời, bản báo cáo cũng cập nhật tiến trình thực hiện các cam kết bền vững của ADM.
Ông Juan Luciano Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn ADM chia sẻ: “Tầm quan trọng của những cam kết này càng trở nên rõ ràng hơn trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát như hiện nay. Tại thời điểm này, các Tập đoàn như ADM đang đóng một vai trò trọng yếu trong việc hỗ trợ và duy trì chuỗi thực phẩm cho toàn thế giới. Và trong khi chúng ta đang tập trung vào việc vận hành một cách an toàn và hiệu quả hôm nay, chúng ta cũng không thể ngừng quan tâm đến tương lai. Ngay cả tại thời điểm đầy thách thức này, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục duy trì các cam kết để đảm bảo ADM và các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang sử dụng vẫn luôn dồi dào và lớn mạnh trong nhiều năm tới.”
Vào đầu năm nay, ADM đã công bố kế hoạch giảm 25% lượng khí thải nhà kính và 15% cường độ sử dụng năng lượng. Ngoài ra, ADM sẽ phát triển các kế hoạch giảm lượng nước sử dụng cho các khu vực có nguy cơ cao và khan hiếm nguồn nước.
Các mục tiêu mới phù hợp với các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, và sẽ được thực hiện thông qua việc tái sử dụng và tái chế nước, đồng thời tìm cách sử dụng thay thế cho chất thải. Những mục tiêu này nằm trong kế hoạch ban đầu của ADM, được công bố vào năm 2011, trong đó Tập đoàn cam kết cải thiện từng đơn vị sử dụng năng lượng, khí thải nhà kính, nước và chất thải chôn lấp vào năm 2020. Như được đề cập trong Báo cáo bền vững chi tiết, ADM đã đạt được tất cả mục tiêu trước thời hạn.
“Chúng tôi nhận thức được rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên mang ý nghĩa sống còn với tương lai của chúng ta và những cam kết bền vững này của chúng tôi sẽ tạo ra một ADM vững mạnh hơn và một thế giới tốt đẹp hơn,” Ông Luciano chia sẻ thêm. “Chúng tôi tự hào là đối tác cung ứng bền vững cho khách hàng của mình và xa hơn nữa chúng tôi cam kết thúc đẩy sự thay đổi thông qua các phương pháp thực hành tốt, các giải pháp tiến bộ và hành động có ý thức của mình để mang đến tác động tích cực.
Mô hình BIOSIPEC của ADM – giải pháp nuôi tôm thâm canh tiết kiệm nước và bền vững
Hiện nay, mô hình nuôi thâm canh đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei). Cùng với việc tăng mật độ nuôi, người nuôi thường tăng cường thay nước để duy trì chất lượng nước trong quá trình nuôi. Việc sử dụng và xả thải một lượng nước rất lớn không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát mầm bệnh, gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường xung quanh.
BIOSIPEC là một giải pháp nuôi tôm thâm canh tiết kiệm nước và bền vững được phát triển cách đây 5 năm tại trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Thủy sản Ocialis của tập đoàn ADM ở Việt Nam. Điểm khác biệt của mô hình BIOSIPEC là giảm thiểu rủi ro do bệnh bùng phát trong tháng nuôi đầu tiên. Cho đến nay, giải pháp đã phát triển thành hai mô hình chuyên biệt gồm Biosipec tiêu chuẩn (Biosipec standard) và Biosipec nâng cao (Biospec advance) để phù hợp với các điều kiện ương nuôi cũng như mức độ tài chính và trình độ kỹ thuật khác nhau của người nuôi. Cả hai mô hình này đều tập trung vào giảm thiểu tối đa lượng nước sử dụng bằng việc tái sử dụng nước từ ao tuần hoàn (Biosipec tiêu chuẩn) và bể lọc sinh học (mô hình Nâng cao). Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn ương chuyên biệt sẽ giúp quản lý chất lượng nước tốt hơn và nâng cao các giải pháp an toàn sinh học. Sau đây là thông số kỹ thuật của mô hình Biosipec so với cách nuôi tôm thẻ phổ biến hiện nay.
MÔ HÌNH ƯƠNG | THÔNG THƯỜNG | BIOSIPEC TIÊU CHUẨN | BIOSIPEC NÂNG CAO |
Mật độ ương (PL/l) | 1-3 | 1-5 | 8-12 |
Thời gian ương (tuần) | 3-4 | 3-4 | 3-4 |
Phương pháp xử lý nước | Thay nước | Ao tuần hoàn (1.500-2.000 m2) | Bể lọc sinh học (3-5 m3) |
Lượng nước thay (trên lượng nước bể ương) | 10-12 lần | Không thay nước (Tuần hoàn) | Không thay nước (Tuần hoàn) |
Mức độ rủi ro (do tác động bên ngoài) | Cao | Thấp | Rất thấp |
Chi phí thay nước | Tốn kém | Không đáng kể | Không đáng kể |
Quản lý sức khỏe | Vi sinh, kháng sinh… | Không kháng sinh | Không kháng sinh |
Thức ăn | Thông thường | Chuyên biện từ Ocialis (MeM + Vana Nano) | Chuyên biện từ Ocialis (MeM + Vana Nano) |
FCR | 0.8 – 1.2 | 0.8 | 0.9 |
Cỡ tôm giống thu hoạch (g/con) | 0.3 – 0.8 | 0.6 – 0.8 | 0.3 – 0.4 |
Tỉ lệ sống (%) | 10 – 90 | 90 | 85 |
Sinh khối (kg/m3) | 1.2 – 1.4 | 1.5 | 2.1 |
Như vậy bên cạnh mục tiêu giúp giảm thiểu việc thay nước, thì mô hình ương tôm BIOSIPEC (cả Tiêu Chuẩn & Nâng Cao) còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Có thể được áp dụng hiệu quả ở cả các vùng nuôi khó khăn về nguồn nước (số lượng lẫn chất lượng).
- Nâng cao tính an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro bệnh tật, đặc biệt không sử dụng kháng sinh.
- Nâng cao năng suất cũng như tính ổn định của việc ương nuôi.
- Giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả nuôi.
- Giảm thiểu việc xả thải các chất độc hại ra môi trường, bảo vệ vùng nuôi và môi trường xung quanh.