Những cơn đau không chỉ đơn thuần như những gì chúng ta đã biết trong bấy lâu nay. Có những cơn đau chưa từng được gọi tên, các nhà khoa học đã chỉ đích danh và xác định các nguyên nhân không thể ngờ được đã gây ra chúng.
Stress vì tiền có thể gây đau
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy một vấn đề lạ lùng. Đó là khi những bất an về kinh tế gia tăng thì những lời phàn nàn về sự khó chịu thể chất cũng tăng theo. Để khảo sát mối liên quan, một số cuộc nghiên cứu đã được thu thập và phân tích.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát cuộc sống, sự lo lắng và mức độ đau đớn của hàng ngàn người. Tất cả được chia thành 6 cuộc nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều đi đến cùng một kết luận. Sự việc cho thấy người ta đã bị đau đớn về thể chất khi họ phải đối diện với những bất ổn về tài chính. Các cuộc khảo sát trực tuyến, các nhóm người tiêu dùng và các tình nguyện viên trong phòng thí nghiệm phải đối mặt với các câu hỏi về tài chính, vấn đề thất nghiệp và tiêu thụ thuốc giảm đau. Một số thậm chí còn phải chịu đựng các bài kiểm tra về đau nhức nữa.
Năm 2016, các kết quả cho thấy sự căng thẳng bắt đầu xảy ra khi thu nhập quá thấp hoặc mọi người lo sợ về một tương lai bất an, hoặc bị mất kiểm soát trong cuộc sống của họ. Lo lắng có các cơ chế thần kinh tương tự như những tác nhân chịu trách nhiệm về cơn đau. Điều này có thể giải thích tại sao những người tình nguyện thiếu tiền mặt cho biết họ đã mua nhiều thuốc giảm đau trong thời gian khó khăn hơn những người cảm thấy an toàn về mặt tài chính.
Tại sao đau lại là tốt
Một số người thích ăn ớt đến nỗi cái nóng của nó làm cho xoang của họ bốc hỏa. Những người khác thích tình dục đau đớn. Năm 2013, các nhà nghiên cứu muốn biết tại sao sự đau đớn cực độ có thể đem lại cảm giác dễ chịu. Họ tìm được 18 tình nguyện viên sẵn sàng chịu đựng. Những người tham gia đã được đưa ra 2 bài kiểm tra cộng với một cảnh báo trước khi các cánh tay của họ bị đốt cháy.
Thử nghiệm đầu tiên đã hạ gục họ ở mức hai độ, không đau và nóng so với việc cầm một ly nước nóng khó chịu. Trong thử nghiệm thứ hai, họ bị chích nhẹ (bằng mức độ cầm ly nước nóng) hoặc bị phỏng rất đau. Các tình nguyện viên đã đánh giá “chiếc ly” là tồi tệ hơn trong lần đầu tiên nhưng họ lại cảm thấy dễ chịu trong lần thứ hai.
Để hiểu được sự thay đổi này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu quét MRI (chụp cộng hưởng từ). Qua cả 2 thí nghiệm, hoạt động não của những người tham gia đã được ghi lại. Điều đáng ngạc nhiên là khi các tình nguyện viên biết rằng họ đã tránh được điều gì đó tồi tệ hơn (như vết phỏng đau đớn), não đã làm mờ vùng đau của nó và tăng cường các khu vực cảm nhận giảm đau và sự khoái cảm.
Đó là lý do tại sao một trải nghiệm tồi tệ từ thử nghiệm đầu tiên đã trở thành cảm thấy dễ chịu trong lần thứ hai. Bằng cách nào đó, sau khi mong đợi điều tồi tệ nhất, cảm giác khuây khỏa về mặt cảm xúc đã khiến cho cơn đau phỏng yếu đi và trở nên dễ chịu.
Chiếm đoạt những cơ quan thụ cảm cơn đau
Một số loại vi khuẩn gây ra “bệnh ăn thịt người” ghê rợn, trong số đó có vi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguy hiểm nhất. Về mặt kỹ thuật nó được gọi là viêm mô hoại tử, căn bệnh chết người này có tỷ lệ tử vong cao. Nạn nhân sẽ có khả năng phải đối diện với một tình trạng khủng khiếp chẳng hạn như viêm mô tổn thương. Trong thực tế, điều đó vô cùng đau khổ. Lý do thực sự đằng sau sự đau đớn đã được tìm thấy vào năm 2018 và thật đáng sợ.
Bằng sự thông minh xảo trá, vi khuẩn tấn công các cơ quan thụ cảm cơn đau của nạn nhân để nó có thể thoát khỏi hệ miễn dịch của họ. Nó bắt đầu trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng khi S. pyogenes phóng thích ra chất độc. Độc tố thao túng các tế bào thần kinh để người bệnh không thể cảm thấy được cơn đau và một hợp chất peptide ngăn chặn hệ miễn dịch để không tấn công vi khuẩn. Điều này cho phép bệnh cứ thế phát triển mạnh.
Điều bất ngờ là một mốt làm đẹp có thể trợ giúp. Các nhà khoa học đã quay sang sử dụng Botox (Botulinum toxin), một loại thuốc tiêm protein để làm mờ nếp nhăn. Ở những con chuột bị nhiễm bệnh, Botox đã vô hiệu hóa các tín hiệu thần kinh bị tấn công không can thiệp và mở khóa cho hệ thống miễn dịch.
Chửi thề là thuốc giảm đau!
Chửi thề, một phản ứng phổ biến đối với các chấn thương, giúp làm tăng khả năng chịu đựng cơn đau. Năm 2009, các nhà khoa học đã thận trọng xem xét lại tính chất này. Do các thủy thủ thường nói phóng đại cơn đau của họ, họ nghĩ rằng nhờ vậy nó sẽ làm họ bớt phải chịu đựng cơn đau. Khoảng 64 tình nguyện viên đã đồng ý tìm hiểu sự thật. Tất cả những gì họ phải làm là đặt các bàn tay của họ vào trong nước đá càng lâu càng tốt.
Lần đầu tiên, họ đã chửi thề om sòm. Lần thứ hai, họ phải lặp lại một từ mà họ dùng để mô tả một cái bàn. Một cái gì đó bình thường, ví dụ như “bằng gỗ” hay “đồ đạc”. Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên, việc chửi rủa khiến những người tham gia ngâm bàn tay dưới nước chịu đựng được cơn đau lâu hơn. Một lý luận hợp lý cho rằng chửi bới là một hành động hung hăng. Điều này có thể kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, một cơ chế sinh tồn cho phép người ta chống lại cơn đau nhiều hơn.
Phát triển ảo giác nướng nhiệt
Ảo giác nướng nhiệt là một trải nghiệm cơn đau. Ngón tay giữa của tình nguyện viên được làm lạnh đến khoảng 20oC. Đồng thời, ngón đeo nhẫn và ngón trỏ được làm ấm đến 40oC. Sự kết hợp này tạo ra một làn nhiệt đốt nóng ở ngón giữa. Ảo giác này xảy ra khi bộ não cố gắng hiểu 3 ngón tay đồng loạt gửi tín hiệu về nỗi đau và các nhiệt độ khác nhau. “Cái nóng” trong ngón tay lạnh xảy ra khi những ngón tay bên ngoài với sức nóng thực sự của chúng đã chặn lại các cảm giác mát mẻ nơi làn da. Những cơ quan cảm nhận này thường làm giảm đau. Nhưng có sự lấn át, khiến bộ não tưởng rằng ngón tay giữa lạnh buốt nay đang bị đốt nóng.
Năm 2015, các nhà khoa học phát hiện ra rằng bộ não cũng bị bối rối khi các tình nguyện viên bắt chéo các ngón tay của họ. Khi ngón giữa vắt qua ngón trỏ, cảm giác đốt cháy dịu xuống. Khi ngón trỏ được làm mát, các ngón giữa và ngón đeo nhẫn cảm thấy bị nóng, và một lần nữa ngón giữa lại vượt qua chỉ số, khiến tình trạng bỏng rát trở nên tồi tệ hơn.
Hội chứng “Cảm giác siêu đồng cảm”
Các giác quan của con người có thể chồng chéo lên nhau. Hiện tượng này được gọi là mirror-touch synesthesia (MTS, cảm giác siêu đồng cảm). Một số người đã trải nghiệm khi nghe các lời nói. Những người khác trải nghiệm màu sắc với âm thanh hoặc khi đọc các từ ngữ.
Sự tiếp xúc vật lý kích thích các vùng não nhất định. Khi quan sát tình huống của người khác, não người xem kích hoạt các khu vực tương tự. Điều này là bình thường đối với mọi người. Nhưng với những người có MTS, cơ chế này hoạt động quá mức. Và họ thực sự cảm nhận y hệt như những gì họ nhìn thấy.
Khi nhìn thấy một cặp đôi hôn nhau, đôi môi của họ có thể thấy râm ran. Mặc dù các cảm giác dễ chịu là một phần của sự chồng chéo cảm giác này, nó hẳn là loại đồng cảm khổ sở nhất. Ngay cả việc xem phim bạo lực cũng có thể là một trải nghiệm khó khăn.
Năm 2007, một nghiên cứu đã phát hiện ra một điều thú vị. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm người MTS điền vào bảng câu hỏi được thiết kế đặc biệt để đo lường sự đồng cảm. Họ không chỉ đạt điểm cao hơn những người không có bệnh, mà họ còn gần như siêu đồng cảm.
Gia đình không biết đau
Trong một số năm, các nhà khoa học đã kinh ngạc trước gia đình Marsili người Ý. Họ không trải qua nỗi đau như phần còn lại của nhân loại. Xương gãy ư? Vài giây sau, họ đã cảm thấy ổn. Vụ gãy xương đã không thành vấn đề. Trong ít nhất 3 thế hệ, dòng họ Marsilis không cảm thấy đau mỗi khi bị phỏng cũng như vẫn thoải mái khi bị bệnh.
Cũng vì thế sẽ rất nguy hiểm khi họ bị một chấn thương nghiêm trọng. Do trì hoãn hoặc không điều trị, tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn. Năm 2017, những mẫu máu đã tiết lộ nguyên nhân. Một gien có tên ZFHX2 mang một đột biến bí ẩn. Những người bị mất gien này có khả năng chịu đau cao hơn.
Những robot biết đau
Năm 2016, các nhà khoa học đã vượt qua một ngưỡng khác trong công nghệ chế tạo robot. Việc phát triển các robot có khả năng trải nghiệm nỗi đau, nhờ vậy có thể cứu mạng con người. Các robot nhận ra những nguồn đau đớn có thể cảnh báo cho những người ở gần rằng họ có thể gặp nguy hiểm.
Các robot này cũng có thể giảm thiểu các chi phí sửa chữa. Trong robot có một hệ thống cảnh báo cơn đau và sẽ ngừng hoạt động khi có mối đe dọa đối với hệ thống của nó, nhờ vậy đã ngăn chặn được những thiệt hại tốn kém không xảy ra.
Để thực hiện công việc, các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thần kinh nhân tạo có khả năng nhận thức và phản ứng với những đối tượng gây ra đau đớn. Nếu năm 2016, cánh tay robot được trang bị với một đầu ngón tay thì gần đây robot có một cảm biến được mô phỏng như da người, có thể nhận ra áp suất và nhiệt độ. Cảm giác đau nhẹ sẽ làm cho cánh tay robot co lại cho đến khi cảm giác biến mất. Sau đó, robot trở lại nhiệm vụ ban đầu của nó. Với cơn đau dữ dội, phản ứng sẽ tác động cánh tay vào chế độ khóa để chờ sự trợ giúp của con người.