Bị hiểu lầm và lo sợ, từ lâu loài sói đã gây kinh hoàng cho tổ tiên chúng ta, nhất là vào thời Trung cổ. Khi con sói biến thành người sói, nỗi sợ hãi đó càng lớn hơn. Nhiều truyền thuyết liên quan đến những người bị biến thành sói đã được biết từ thời cổ đại. Danh từ “hoang tưởng hóa sói” bắt nguồn từ tên của một vị vua Hy Lạp, Lycaon, nắm quyền tại Arcadie, bị thần Zeus biến thành sói bởi vì trong một buổi yến tiệc ông ta đã dám dùng thịt người.
Thứ mà ma cà rồng là tại vùng Transylvania, người sói là tại Bắc Âu và Tây Âu. Hàng chục người đã bị kết án vì bị người đương thời thừa nhận là người-sói. Nhưng nguồn gốc của niềm tin này là từ đâu mà luôn hiện diện trong một số nước? Người-sói chỉ là một truyền thuyết sao?
Nguồn gốc của truyền thuyết người-sói rất lâu đời và chung cho nhiều dân tộc. Từ thế kỷ 5 trước Công nguyên, Hérodote kể lại người Hy Lạp sinh sống bên bờ Biển Đen xem cư dân tại đấy như những thầy pháp có khả năng biến thành sói. Người La Mã cũng gán những sự biến hình này cho ma thuật. Từ thế kỷ 15, truyền thuyết biến thành mê tín tôn giáo. Người ta nói đến những loại bùa và thuốc bôi ma thuật cũng như hợp đồng với quỷ sứ. Rộ lên trong những mùa đông vào cuối thời Trung cổ và đầu thời hiện đại, nỗi lo sợ sói, còn rất hiện diện tại những khu rừng châu Âu ở thế kỷ 15 và 16, có thể giải thích cho “nạn dịch” người-sói nở rộ vào thời kỳ đó. Nhưng niềm tin rằng con người có thể biến thành một con thú dữ không phải là của riêng của thế giới phương Tây. Người-hổ, người-báo hay người-cá sấu đóng một vai trò tương tự trong các truyền thuyết Ấn Độ hay châu Phi. Trong thần thoại Bắc Âu, nhiều người để săn thú nên lấy hình dạng một con gấu. Hơn nữa, nguyên thủy của truyền thuyết có lẽ đến từ thần thoại phương Bắc, với những vị thần biến thành gấu hay sói.
Chứng hoang tưởng hóa sói
Một người trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể hóa thành sói, hoặc một con thú khác. Bù lại một số bệnh nhân có thể tin tưởng có khả năng biến đổi như thế. Danh từ hoang tưởng hóa sói trong phân tâm học chỉ một chứng bệnh trong đó người bệnh tưởng tượng là 1 con sói. Đó chỉ là ảo giác vì tất nhiên người ấy không biến đổi gì cả. Nhưng chứng bệnh này giải thích cho những lời thú tội trong phiên tòa. Niềm tin vào chứng hoang tưởng hóa sói cũng có thể bắt nguồn từ một chứng bệnh di truyền thể hiện bằng sự mọc lông trên mặt rất nhiều. Một trường hợp cổ điển của chứng bệnh này là của Petrus Gonsalvus với vẻ ngoài sồm soàm khiến ông được mệnh danh là “Người-sói ở Bavière”. Con gái của ông thừa hưởng chứng bệnh này và một bức chân dung cho thấy gương mặt cô đầy lông được tặng cho đức vua Bohême. Cân phải nói rõ rằng cả ông bố cũng như con gái đều hành xử một cách hoàn toàn bình thường.
Chứng tâm thần hoang tưởng hóa sói có thể do uống 1 số thuốc. Như thế, một chàng lính Mỹ cứ ngỡ là sói sau khi đã uống thuốc LSD và strychnine trrong khi đang ở trong một khu rừng ở Đức. Một số trường hợp người sói liên quan đến sự sử dụng một vài loại thực vật có tính hướng tâm thần cuối cùng hiện nay người ta biết đến một chứng bệnh gọi là “bệnh tâm thần hoang tưởng thú” mà người ta cứ tưởng mình là thú, tìm cách uống máu hay ăn thịt sống.
Gilles Garnier, người-sói ăn thịt người
Vào thế kỷ 16, một chứng hoảng sợ lan tràn ở nông thôn. Nhiều phiên xử được tổ chức và nhiều người bị hành quyết vì bị tố cáo biến thành sói. Nhưng trong đa số các phiên tòa, quả thật có những vụ án mạng mang tính ăn thịt người đã xảy ra. Vào thời kỳ đó, chảng ai nghi ngờ đến sự hiện diện của người-sói mà người ta thấy sự biểu hiện của quỷ sứ. Một trong những phiên xử nổi tiếng nhất diễn ra tại Franche-Comté vào năm 1574. Tại đấy, người ta xử Gilles Garnier vì cáo buộc hắn đã giết nhiều người, trong đó có trẻ em, và đã ăn thịt họ sau khi đã biến thành sói.
Chính bởi một hợp đồng với quỷ sứ mà Garnier đã đạt được khả năng biến thành sói. Trong phiên tòa, chính bị cáo thú nhận đã sử dụng thuốc bôi pháp thuật để xức lên cơ thể trươc khi tấn công các nạn nhân. Những “người-sói” bị hòa đồng với các phù thủy và bị xử tử trên giàn hỏa. Trong hơn 100 năm, người ta đã ghi nhận chỉ tại Pháp có đến 30.000 phiên tòa sử người-sói. Các phó bản của biên bản xử án được lưu trữ trong những thư khố địa phương.
Vẫn vào thế kỷ 16, một người tên Jacques Rollet bị bắt giữ sau vụ giết nhiều trẻ em. Đó là 1 kẻ tâm thần thực hiện nạn ăn thịt người. Chắc chắn rằng Rollet đã tưởng mình là sói. Hắn ta bị kết án tử hình nhưng cuối cùng bị giam vào viện tâm thần.
Người-sói hiện đại
Vào thời hiện đại, chứng hoang tưởng hóa sói không còn là mê tín tôn giáo nữa. Chứng bệnh này đã dược biết và chẳng con người có ý thức nào còn tin vào những điều nhảm nhí đó nữa. Thế nhưng thỉnh thoảng người-sói lại gieo rắc kinh hoàng.
Tại Singapore năm 1957, một loạt vụ tấn công bí ẩn đã đặt câu hỏi cho chính quyền Anh. Người ta đồn rằng người-sói tấn công những người trong một cư xá dành cho nữ điều dưỡng. Một đêm, một nữ điều dưỡng tỉnh giấc và trông thấy “một bộ mặt thú gớm ghiếc, tóc mọc thật thấp trên trán đến mức chạm đến gốc mũi và cái miệng hé lộ những chiếc răng nanh nhọn hoắc”. Chuyện bí ẩn này không bao giờ được làm sáng tỏ. Tuy nhiên chắc chắn rằng do cứ tự kích động nên cuối cùng 1 cô đã bị ác mộng. Vào năm 1975, một thanh niên Anh 17 tuổi tin rằng đã biến thành người-sói, để kết thúc nỗi đau tinh thần nên đã tự đâm dao vào tim.
Một con sói hú trong đêm vang lên như một tiếng gọi vào cuộc sống hoang dã. Điều này cũng gợi đến một nỗi buồn nhớ thiên nhiên. Con người, nhờ những quyền năng ma thuật, biến thành sói, thu được các khả năng : quyền lực, tính nhanh nhẹn, sự khéo léo, mưu mô, tính hung hãn…
Những trẻ em-sói
Nếu truyền thuyết về người-sói chỉ là huyền thoại, bù lại nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc bởi sói quả thật đã xảy ra. Đa số những trường hợp trẻ em-sói hiện đại đã được ghi nhận tại Ấn Độ. Sự quá đông dân và tình trạng nghèo đói cùng cực là nguyên nhân. Trường hợp nổi tiếng nhất là những trẻ em tại Midnapore. Đó là 2 em gái được phát hiện vào năm 1920 trong hang một con sói cái. Được đưa đến viện mồ côi Midnapore, em nhỏ nhất nhanh chóng qua đời mà chưa được đi hay nói. Em thứ nhì sống được 9 năm, khó khăn tập đứng và nói bập bẹ vài từ.
Vào năm 1976 một đứa trẻ khoảng 8 tuổi cũng tại Ấn Độ, được tìm thấy trong khi nó đang chơi đùa với những con sói con. Đầu tóc bờm sờm, bẩn thỉu và móng tay dài như những chiếc vuốt, nó được chuyển cho hội truyền giáo Charité ở phía bắc Delhi. Nó sống tại đấy đến khi chết vào năm 1985.
Chuyện đáng ngạc nhiên nhất trong những câu chuyện bỏ rơi trẻ em đó là khả năng của loài sói cái nuôi nấng con của một loài khác biệt và nhất là những đứa trẻ như chúng ta đã được kể trên màn ảnh của Walt Disney trong phim Quyển sách rừng xanh chuyển thể từ tiểu thuyết của Rudyard Kipling. Có lẽ đó là bí ẩn lớn nhất liên quan đến người-sói.