Ý tưởng định giá bằng tiền cho một mạng sống thoạt nghe qua có thể gây sốc. Nhà văn André Malraux từng nói: “Một mạng sống không có giá trị gì cả, nhưng không có gì đáng giá một mạng sống” (Une vie ne vaut rien, mais rien ne vaut une vie). Tuy nhiên, một quốc gia phải thường xuyên đưa ra các lựa chọn để chắc chắn bảo vệ công dân của mình: tốt hơn là xây dựng các bệnh viện, khuyến khích chích ngừa, phát động chiến dịch chống hút thuốc, hạn chế tốc độ trên đường, nghèo đói và cô đơn?
Nhận thức của chúng ta thường hay vòng vo, thiên vị: một vụ máy bay rơi làm 300 người tử vong khiến chúng ta phản ứng mạnh hơn so với số liệu thống kê phòng chống tai nạn giao thông đường bộ với số người tử vong lên đến vài chục ngàn người. Một tai nạn thang máy khủng khiếp dẫn đến chủ sở hữu căn hộ phải nâng cấp tiêu chuẩn tốn kém so với nhiều nỗ lực ngăn ngừa tai nạn trong gia đình.
Về lý thuyết, các đánh giá kinh tế cho phép tối đa hóa phúc lợi tập thể, bao gồm giảm nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, giúp nâng chi tiêu lên một mức nhất định tùy theo hoàn cảnh.
Một mạng sống con người đáng giá bao nhiêu?
Trong thời bình, chính quyền các nước so sánh các kịch bản chi tiêu khác nhau để tối đa hóa phúc lợi tập thể này. Tất nhiên, không phải tất cả mọi công dân đều đồng ý với nhau về mức bảo hiểm thích đáng, chi phí ngăn ngừa tai nạn, cũng như về mức độ hỗ tương và liên kết mong muốn.
Phải chăng mỗi người tự quyết định bao nhiêu thu nhập dành cho việc phòng ngừa rủi ro, và do đó được quyền không mua bảo hiểm? Bảo hiểm phải mang tính hỗ tương, những người hiện đang hạnh phúc đóng góp cho những nạn nhân tại thời điểm đó? Cộng đồng nhà kiến phải bảo vệ gia đình họ nhà ve sầu? Những người thận trọng quan tâm đến những kẻ liều mạng?
Ở Pháp, nếu chúng ta miễn cưỡng đề cập đến giá trị một mạng sống trong cuộc tranh luận công khai thì người Anh, mẫu người thực dụng, đánh giá những nghi thức y tế tốn kém bằng cách ước tính lợi ích theo QALY (Quality-adjusted life year), tức số năm sống điều chỉnh theo hệ số chất lượng, có tính đến một năm “khỏe mạnh”, không bệnh tật, hạn chế đau đớn quá mức, mang lại nhiều thích thú hơn cho người hưởng thụ.
Giá trị của QALY là bao nhiêu? Bạn có thể hỏi mỗi người xem đối với họ giá trị của một năm sống khỏe mạnh, hay hỏi xem họ sẵn sàng chi ra bao nhiêu cho một bệnh nhân sống thêm một năm.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đánh giá mức độ đồng thuận của các cá nhân sẵn sàng chi trả cho một năm sống khỏe mạnh, ví dụ như yêu cầu một người tưởng tượng rằng mình mắc phải chứng bệnh đe dọa tính mạng và một loại thuốc giúp kéo dài cuộc sống hoàn toàn khỏe mạnh trong một năm.
Ở những nước giàu có, câu trả lời dao động trung bình là từ 24.000 đến 60.000 euro, tùy theo quốc gia. Con số trên không quá xa so với giá trị tham chiếu của DALY (Disability-adjusted life year: năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) ở các quốc gia mà ngành y tế sử dụng nó: từ 20.000 đến 30.000 bảng Anh tại Vương quốc Anh, 47.000 euro ở Thụy Điển, 80.000 euro ở Hà Lan.
Thị trường chứng khoán hay mạng sống con người?
Liệu cách tính toán này có phản ánh một tính toán nhỏ nhặt của những người ích kỷ sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu lấy cái ví tiền của họ? Thực tế phức tạp hơn. Thực ra, bạn biết rằng tuổi thọ cao hơn đối với những người dân được hưởng lợi từ cuộc sống vệ sinh tốt hơn, điều kiện nhà ở và thực phẩm tốt hơn, hệ thống giáo dục và y tế cũng như các hoạt động giải trí tốt hơn.
Điều này là đúng ở từng quốc gia, với mức phân phối lại rất khác nhau, và giữa các quốc gia, nước Đức thịnh vượng có số giường chăm sóc đặc biệt cao gấp đôi so với các nước láng giềng. Do đó, hy sinh thu nhập của một quốc gia cũng có nghĩa là giảm tuổi thọ của người dân.
Đối với một nhà kinh tế học, trong một “thị trường hoàn hảo”, nơi mà mọi người công dân đều có quyền sống như nhau, giá trị của QALY sẽ là việc đạt được một năm sống khỏe mạnh cho một người bệnh cũng giống như tuổi thọ đạt được với cùng một tài sản được phân bổ cho toàn bộ dân số. Vì vậy, một cá nhân sẽ được chăm sóc y tế, miễn là chi phí thực hiện không làm giảm thời gian sống mạnh khỏe của những người Pháp khác hơn một nửa giây, có 32 triệu giây trong một năm và 66 triệu người Pháp.
Cái giá của sự thụ động
Theo số liệu trích dẫn trong báo cáo cáo của Neil Ferguson thuộc Trường Đại học Hoàng gia (Imperial College), Covid-19, trong trường hợp không có biện pháp cưỡng chế để cô lập, cách ly những người bị nhiễm bệnh hay nghi ngờ nhiễm bệnh, sẽ gây khoảng 500.000 ca tử vong ở Anh và 2,2 triệu ca tử vong ở Hoa Kỳ.
Nếu chúng ta xem xét, dựa vào số liệu thống kê người chết, phần lớn trong số họ là người già và mang các bệnh lý khác, mỗi nạn nhân sẽ có trung bình 4 năm sống khỏe mạnh, chi phí cho đại dịch ở một quốc gia như Pháp hay Anh sẽ tương ứng từ 60 đến 120 tỷ euro. Tác động trực tiếp đến năng lực sản xuất của đất nước sẽ bị hạn chế, vì người chết không nằm trong lực lượng lao động.
Dù không chính xác, chi phí cho biện pháp cách ly ước tính ít nhất là 10 điểm của tổng sản phẩm quốc nội hay (GDP) cho kịch bản cách ly và kết thúc hiệu quả, chỉ riêng cho năm 2020 là 220 tỷ euro ở Pháp hay Anh.
Thật vậy, Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia (Institut national de la statistique et des études économiques – Insee) ước tính tỷ lệ phát triển tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu là âm 6% và của 6 tháng đầu năm là âm 15%.
Hy vọng biện pháp cách ly sẽ làm giảm đáng kể số nạn nhân ở các quốc gia, nơi mà bệnh nhân có thể được chăm sóc bởi hệ thống y tế. Với các tiêu chí thịnh hành trong thời bình, có thể hiểu được tại sao một số người, đặc biệt là ở Hà Lan, vốn có giá trị đặc biệt cao đối với mạng sống con người, hay ở Hoa Kỳ, một quốc gia nơi mà những cá nhân giàu có nhất đánh giá cực kỳ cao sự tồn tại của họ, có thể nghĩ rằng biện pháp cách ly còn tồi tệ hơn là không có nó đặc biệt là khi đối mặt với đại dịch. Câu hỏi đặt ra thậm chí còn nhạy bén hơn ở các nước nghèo, nơi không thể cung cấp sinh kế cho những người bị tước đi thu nhập.
“Chúng ta đang có chiến tranh”
Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, tuyên bố: “Chúng ta đang có chiến tranh”. Trong một cuộc chiến tranh, pham vị tính toán kinh tế bùng nổ. Những người thận trọng, khôn ngoan tránh được rủi ro và tự bảo đảm trước mọi mất mát không thể bảo hiểm, đột nhiên sẵn sàng hiến cuộc sống vì mục đích siêu việt: tự do, dân chủ, sự sống còn của những gì đã gắn kết họ với đất nước. Tiêu chí QALY để tối đa hóa hạnh phúc tập thể bị lãng quên. Phải đánh bại kẻ thù bằng mọi giá. Tiếp theo mới đến quản lý và kinh tế.
Nếu một quốc gia phản ứng theo cách này, liệu có khả thi về mặt chính trị, ở một quốc gia láng giềng, để giải thích rằng chúng ta muốn duy trì sự thịnh vượng kinh tế và những lợi ích đi kèm, bao gồm cả tình trạng sức khỏe và tâm lý tốt hơn cho người dân.
Liệu sự thờ ơ này của những nhà lãnh đạo đối với sự đau khổ của các nạn nhân sẽ không là nền tản cho tất cả các chủ nghĩa dân túy? Liệu vẫn có những người như Thủ tướng Winston Churchill có khả năng kích động quốc gia và khiến nó chấp nhận máu, mồ hôi, nước mắt và cái chết của nhiều người dưới danh nghĩa của một lợi ích tốt hơn.
Hoặc số tiền đặt cược đã thay đổi và những người, đã chấp nhận chịu đựng đau khổ vì sự tồn tại của nền dân chủ và của tự do, cảm thấy ít nhiệt tình hơn để cứu vãn sự phát triển kinh tế và những lợi ích kèm theo.
Hoặc một cảm giác đoàn kết sẽ giúp mọi người chấp nhận, nếu những mệnh lệnh mạnh mẽ trên đây không hoàn toàn phi lý, mất 2 tuần tuổi thọ, trong khi không có nỗ lực tập thể, 2 triệu DALY bị mất chỉ sẽ giảm đi trung bình, 6 ngày tuổi thọ của mỗi người Pháp.
Tuy nhiên, trong lịch sử việc chúng ta mua sự yên tĩnh bằng cách hy sinh các thành viên của một dân tộc hay tín đồ của tôn giáo nào đó, rằng chúng ta cung cấp một hoặc hai tỉnh để đổi lấy hòa bình hoặc chúng ta cứu vãn nền kinh tế thịnh vượng bằng cách lên án một ngành nghề thất nghiệp. Phần lớn “không trực tiếp liên quan” đã đồng ý hy sinh một nhóm thiểu số được xác định rõ ràng như ngày xưa người dân vùng biển Egée đã cống nạp người cho loài bọ hung háu ăn.
Nhưng ngày nay, hy sinh 1% dân số của đất nước để duy trì cuộc sống kinh tế thoải mái cho những người còn sống dường như không thể chấp nhận được. Có lẽ bởi vì mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh, dù cho không phải ai cũng có xác suất ngã quỵ như nhau. Nếu không là bạn thì đó có thể là mẹ hay ông của bạn. Vì vậy, ngay cả khi mua bảo hiểm rất đắt đỏ, mọi người đều chấp nhận chi trả. Theo các cuộc thăm dò dư luận, phần lớn người Pháp coi việc cách ly là thích đáng.
Lịch sử sẽ cho biết quốc gia nào đã đưa ra các quyết định phù hợp nhất với nguyện vọng và lợi ích của dân tộc họ. Thụy Điển và Hà Lan dựa vào ý thức cá nhân nhiều hơn là sự ép buộc. Các chế độ độc đoán hơn hy sinh các quyền tự do cá nhân để duy trì ổn định chính trị. Các nước châu Âu khác dường như chọn giải pháp trung gian tùy thuộc vào kiến thức mới và bối cảnh của họ.
Còn nguyên tắc phòng ngừa thì sao?
Nếu là ảo tưởng khi tưởng tượng rằng dịch bệnh có thể dừng lại ở biên giới của chúng ta, một số người nhắc lại chi phí để kiểm soát nó sẽ ít hơn nhiều nếu chúng ta biết cách chi tiêu vài chục triệu euro (dự trữ khẩu trang, duy trì khả năng sản xuất nhanh các thiết bị xét nghiệm, máy thở và các thiết bị bảo hộ bằng cách sử dụng các dụng cụ sản xuất hiện có) để chúng ta chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng như vậy mà khả năng đã được mô tả và hậu quả đã được phân tích, nhưng xác suất không chắc chắn và nguồn gốc xuất hiện còn bí ẩn.
Các nhà kinh tế học không biết cách tích hợp nguyên tắc phòng ngừa. Tòa án kiểm toán từng phán quyết rằng, theo tiêu chí của họ, một bộ trưởng Y tế ra lệnh tiêm vắc-xin kịp thời để có thể chống lại một dịch bệnh mà lúc bấy giờ được coi là không chắc chắn xảy ra và có nguồn gốc bí ẩn.
Các nhà kinh tế học chính thống không tính đến các kịch bản hợp lý nhưng không định lượng được trong mô hình của họ (các lựa chọn thực tế chỉ có giá trị nếu bạn biết cách ước tính xác suất thực hiện chúng). Họ thường gán giá trị bằng 0 cho những gì họ không thể ước tính. Ngoài ra, họ tin tưởng vào thị trường để mỗi cơ quan y tế hoặc bệnh viện thực hiện sự đánh đổi tối ưu giữa bảo hiểm rủi ro (dự trữ khẩu trang…) vá các chi phí khẩn cấp khác.
Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta, đừng nghe lời các nhà kinh tế học!
Đã đến lúc bạn nên đọc lại quyển sách “Các nhà kinh tế học đã làm hành tinh chúng ta nóng như thế nào”. Năm 2016, Antony Potier, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Quốc tế (Centre International de Recherche sur l’Environnement et le Développement – CIRED), đã giải thích về lý do và công cụ của các nhà kinh tế chính thống dẫn đến sự thụ động khi đối mặt với biến đổi khí hậu.
Tốt nhất, những hành động được đề xuất bởi các nhân vật như nhà kinh tế học Hoa Kỳ William Nordhaus, người giành giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2018, hẳn là không đủ và quá chậm để bảo vệ chúng ta khỏi những xáo trộn khí hậu.
Chi phí cho các kịch bản đầy tham vọng chống lại sự nóng lên toàn cầu tiêu tốn đến vài điểm của Tổng sản lượng quốc nội (Gros Domestic Product – GDP) nhằm tránh một thảm họa mà ngay cả các phương thức chính xác vẫn chưa chắc chắn. Hậu quả của sự thụ động sẽ tồi tệ hơn nhiều so với một loại vi rút dường như không thể gây tử vong cho hơn 1% nhân loại.
Biến đổi khí hậu cần phải được chiến đấu với một niềm tin giống như chống đại dịch. Các nhà kinh tế học truyền thống chỉ tính đến các hậu quả mà họ có thể định lượng cũng như có thể ước tính xác suất xảy ra.
- Xem thêm: Nỗi buồn trống vắng thời coronavirus
Tuy nhiên, sự biến mất của một quốc gia do bị nhấn chìm dưới mực nước hay bị sa mạc hóa không phải là sự mất đi một nguồn vốn tự nhiên đơn giản, sự gia tăng tần suất dịch bệnh chỉ có thể được đánh giá dựa trên GDP bị giảm đi hay tăng lên bởi vì hệ thống y tế là một thành phần.
Được thông báo bởi các nhà khí hậu học, chứ không phải bởi các mô hình kinh tế thiếu sót, chúng ta đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng để giảm phát thải khí nhà kính cần thiết để tránh thảm học. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ giúp chúng ta tìm ra những con đường hiệu quả để đạt được những mục tiêu này. Hãy chiến đấu ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.