Đó là những thư viện lén lút hoạt động và bị xem như “bất hợp pháp” trên khắp thế giới vì nhiều lý do khá lạ lùng.
Chỉ riêng ở Mỹ, đã có khoảng 116.867 thư viện các loại. Người Mỹ đã quen với việc truy cập miễn phí vào các thông tin có phạm vi xa và rộng. Sách từng được xem là dành riêng cho giới thượng lưu. Chúng quá tốn kém đối với người bình thường và hiếm khi được cầm tới. Truyền thống của các thư viện xã hội bắt đầu với việc Benjamin Franklin thành lập thư viện Library Company vào năm 1731. Nhóm người này đã chia sẻ sách để tăng cường thảo luận về các chủ đề khác nhau và nó bắt đầu mở ra một trào lưu.
Ngày nay trong xã hội của chúng ta, những thư viện công cộng là một trong những không gian xã hội cuối cùng còn lại, miễn phí cho công chúng gặp gỡ, chia sẻ, học hỏi và tham gia vào một cộng đồng. Nhưng trên khắp thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ, có những nhóm phản đối việc chia sẻ kiến ##thức miễn phí được luật pháp hậu thuẫn này.
Bất kể những rào cản pháp lý, mọi người dường như vẫn tìm cách chia sẻ và bảo tồn kiến ##thức. Ngay cả khi kiến ##thức đó là điều cấm kỵ hoặc bị cấm đoán, người ta sẽ tìm cách bảo vệ nó bằng mọi giá. Từ đó, các thư viện bất hợp pháp đã xuất hiện ở những nơi kỳ dị nhất.
Thư viện ở những hầm mộ tại Paris
Bên dưới Paris, thành phố ánh sáng và lãng mạn, là một thành phố của bóng tối. Sâu dưới lòng đất hàng trăm dặm đường hầm trong một quần thể phức tạp lâu đời nhất thế giới, nơi tối tăm, ít khách du lịch dám trải nghiệm do nguy cơ nguy hiểm cao.
Mọi người thường bị lạc lối. Các bức tường có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên nhiều người mạo hiểm phải đội mũ bảo hiểm của thợ mỏ. Không có điện giữa các kênh, hành lang và hầm mộ vô tận quanh co với những hộp sọ không xác định, ước tính có khoảng 6 triệu người quá cố. Có những nơi quá chật chội đến mức bạn phải nằm sấp và trượt về phía trước, nhưng đó là nơi có những phần tốt nhất được giấu kín.
- Xem thêm: Những thư viện độc đáo nhất thế giới
Chỉ một khu vực nhỏ của hầm mộ các du khách có thể tiếp cận được, trong khi phần còn lại bị coi là bất hợp pháp kể từ năm 1955. Một cộng đồng những kẻ nổi loạn đã mạo hiểm tiến vào lòng đất của Paris. Những nhà thám hiểm đô thị này được gọi là “những người sống dưới hầm mộ” và cảnh sát đang rình rập tóm bắt những người xâm phạm.
Một trong những căn phòng bí mật này được gọi là Thư viện. Nó có những chiếc kệ chạm khắc bằng tay chứa đầy sách để lấy. Bạn phải quen biết một “người sống dưới hầm mộ” để làm người dẫn đường cho mình, bởi vì không còn cách nào khác.
Những thư viện nhỏ miễn phí
Trong những năm gần đây, có một hiện tượng nâng cao, mọi người trên khắp nước Mỹ đang xây dựng những Thư viện Miễn phí Nhỏ ở sân trước nhà của họ. Đây là những cuộc trao đổi sách “cho một, lấy một”. Sự sáng tạo nằm trong các thiết kế hộp nhỏ của họ rất ấn tượng và từ việc xây dựng các kệ bên trong gốc cây cổ thụ cho đến việc làm một bản sao chiếc tàu xuyên không TARDIS của Dr. Who dựa theo bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng nhiều tập Dr. Who.
Đã có một cuộc trấn áp để dẹp bỏ “các cấu trúc tách rời bất hợp pháp” này. Nhà chức trách tuyên bố các thư viện cộng đồng nhỏ rõ ràng là mối đe dọa lớn nhất của xã hội ngày nay. Ở cả Los Angeles, California và Shreveport, Louisiana, những chủ sở hữu của các thư viện miễn phí nhỏ được khuyên rằng họ vi phạm bộ luật của thành phố và các cấu trúc sân trước của họ cần phải được tháo dỡ.
Chiếc tủ khóa bí mật ở trường học
Một trường tư thục Công giáo không được tiết lộ đã cấm không được lưu hành những tác phẩm như The Canterbury Tales, Paradise Lost hay Animal Farm và bất kỳ tác phẩm nào khác mà họ cho là làm suy giảm đức tin tôn giáo. Tuy nhiên, một nữ sinh đã hành động để phản đối các lệnh cấm sách. Bí danh của cô là Nekochan. Lúc đầu, cô không có ý gì, nhưng rốt cuộc cô đã điều hành một thư viện bất hợp pháp từ tủ khóa của trường.
Khởi đầu, cô mang đến trường quyển tiểu thuyết cổ điển cô yêu thích như Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh), quyển này đã bị cấm. Cô cho một người bạn háo hức mượn xem nó. Điều này xảy ra ngày càng nhiều cho đến khi tủ đồ của cô bắt đầu tràn ngập những cuốn sách bị cấm. Thế là cô đã sử dụng một tủ khóa trống rỗng ở kế bên. Dần dần phát triển thành một thư viện không chính thức gồm 62 cuốn sách bị cấm.
Cô nói: “Tôi sẽ gặp rất nhiều rắc rối nếu tôi bị bắt, nhưng tôi nghĩ đó là điều nên làm, vì trước khi tôi mới bắt đầu, gần như không có đứa trẻ nào ở trường ngoài bản thân tôi rất mê đọc sách. Bây giờ không chỉ tất cả bọn trẻ đang đọc những cuốn sách cấm, mà chúng còn tìm cách đọc bất cứ thứ gì có thể tìm thấy được. Vậy là tôi đã làm được một điều tốt, phải không?”
Những thư viện trong bóng tối
Một số người tin rằng việc truy cập vào các tạp chí nghiên cứu và học thuật không nên bị hạn chế đối với những người có đủ tiền để mua chúng. Do đó, sự gia tăng của các thư viện bất hợp pháp (còn gọi là thư viện bóng tối) trong thế giới kỹ thuật số.
Giá truy cập vẫn đang tăng lên hàng năm. Thêm nữa, một lượng lớn các nghiên cứu học thuật được tài trợ công khai. Nhờ phong trào truy cập mở, bất cứ ai có kết nối Internet đều có thể chia sẻ những kiến ##thức này, nếu họ biết nơi để truy cập.
Với những người mở đầu, có trang web Sci-Hub, một thư viện kỹ thuật số tự nó không giới hạn các nội dung. Sci-Hub tự nhận là trang web bóng tối đầu tiên trên thế giới cung cấp quyền truy cập hàng loạt và công khai cho hàng chục triệu tài liệu nghiên cứu. Mối quan tâm chính của nó là cho phép truy cập kiến ##thức toàn cầu.
Theo chân nó, các trang web khác đã xuất hiện, như Thư viện Genesis với các vi phạm bản quyền tương tự. Những người đóng góp trang web này thường là các học giả muốn tham gia vào một thư viện toàn với mục đích mở rộng kiến ##thức phổ quát.
Thư viện bí mật của Syria
Những cư dân ở Darayya, vùng ngoại ô bị bao vây của Damascus (Syria) vẫn phải né tránh những tay súng bắn tỉa để tìm đến thư viện. Anas Ahmad là một cựu sinh viên kỹ thuật dân dụng và là một trong những người sáng lập thư viện. Anh mô tả việc đi bộ đến thư viện bí mật: “Chúng tôi phải đi qua các tòa nhà bị ném bom để che giấu bản thân khỏi những tay súng bắn tỉa. Chúng tôi phải hết sức cẩn thận vì đôi khi bọn lính bắn tỉa dõi theo chúng tôi trong tầm ngắm của chúng, dự đoán bước tiếp theo chúng tôi sẽ đi tới”.
Các tình nguyện viên của bệnh viện sử dụng những quyển sách của thư viện để giúp họ điều trị cho bệnh nhân. Không có nha sĩ, mọi người cần phải tự đào tạo mình, ví dụ để nhổ răng. Các giáo viên cũng mong muốn sử dụng những sách tài liệu để chuẩn bị cho lớp học.
Cộng đồng các tình nguyện viên đã cùng nhau tạo ra một thư viện ngầm ẩn dưới tầng hầm để giữ an toàn trước sự hủy diệt đang diễn ra hàng ngày ở phía trên. Nó lưu trữ khoảng 14.000 cuốn sách đề cập gần như mọi chủ đề, nhưng ngay cả việc thu thập những cuốn sách này cũng rất nguy hiểm. Các tình nguyện viên mang chúng từ các tòa nhà bị phá hủy hoặc bị đánh bom trên chiến tuyến, trước khi những tòa nhà này bị phá hủy hoàn toàn. Bên cạnh vấn đề kiến thức, nhiều người đọc sách như một cách để thoát khỏi sự khủng khiếp của thế giới thực.
Thư viện hạt giống
Tiếng kêu “hạt giống miễn phí” đang vang dội trên khắp nước Mỹ khi Bộ Nông nghiệp đàn áp thẳng tay các thư viện hạt giống. Trong hàng ngàn năm, nông dân và người làm vườn đã tự do trao đổi các giống cây trồng, hy vọng có thể phát triển các vụ mùa bội thu nhất.
Trong các thư viện trên toàn quốc, có khoảng vụ 300 trao đổi hạt giống được thiết lập bởi các tình nguyện viên. Nó cho phép mọi người trao đổi các hạt giống tự thụ phấn thay vì buộc phải mua hạt giống lai tiêu chuẩn. Các thư viện hạt giống không chỉ phải đối mặt với các quan chức nhà nước về giải thích luật pháp mà còn cả các tập đoàn quyền lực đang cố gắng mở rộng quyền kiểm soát thị trường.
Thư viện hang động ở Trung Quốc
Hơn 1.000 năm trước, một người vô danh đã bít kín căn phòng vào một hang động trong sa mạc Gobi, sách được sắp thành hàng cao 3 m, với các bản thảo xếp dài 152 m. Chúng nằm yên trong bóng tối hoàn toàn cho đến khi được tình cờ phát hiện ra.
Đầu những năm 1900, một tu sĩ Đạo giáo tên là Wang Yuanlu đã tự nguyện làm người chăm sóc các đền thờ trong hang động ở khu vực đó. Anh ta tình cờ hút một điếu thuốc trong hang động đặc biệt này và nhận thấy khói bốc lên theo hướng của bức tường phía sau. Anh ta đánh sập rào chắn và tìm thấy kho báu ẩn giấu cả một đời, mặc dù anh ta không thể đọc được các tài liệu.
- Xem thêm: Ấn tượng thư viện quốc gia Pháp
Bộ sưu tập hiện được gọi là Thư viện Đôn Hoàng hay Hang động của hàng ngàn vị Phật. Thư viện chứa 50.000 tài liệu bằng 17 ngôn ngữ. Một trong những cổ vật quý giá nhất là kinh Kim cương, một trong những bài thuyết pháp của Đức Phật, cuốn sách cổ nhất từng được phát hiện, được viết vào năm 868 Công nguyên.
Kể cả hàng trăm hang động, được chạm khắc bằng tay 1.700 năm trước, cũng được trang trí bằng những bức tranh trên khắp các bức tường. Chúng cũng chứa bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo lớn nhất thế giới. Các nhà tạo tác hang động có từ 2.000 tượng Phật bằng đất sét được sơn màu rực rỡ cho đến biểu đồ các vì sao hoàn chỉnh sớm nhất trên thế giới. Không ai biết thư viện dùng để làm gì hoặc tại sao nó bị niêm phong và bị lãng quên quá lâu. Lý do tại sao vẫn còn là một bí ẩn.