Nghĩa là tạo ra được nhiều việc làm, tạo ra được nhiều sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên liệu nội địa chứ không phải nhập tất cả. Nói cách khác, chúng ta vẫn thực hiện ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ có điều phải làm sao cho hợp lý và đem lại lợi ích cho đất nước, cho quốc gia và cũng tạo lợi ích cho doanh nghiệp khi đầu tư vào.
Đề cập đến một số dự án FDI không bảo đảm tiến độ cam kết, ông cho rằng trong giai đoạn đầu mới mở cửa, nhiều địa phương muốn thu hút đầu tư, trong khi thông tin về doanh nghiệp lại ít mà chúng ta lại tin vào họ. Một số dự án do không có nguồn lực nên thực hiện chậm, thậm chí không thực hiện được. Đây là điều không mong muốn. Cũng như tại các nước, nếu nhà đầu tư chậm triển khai, có thể thu hồi dự án. Tuy nhiên, để thu hồi được dự án, nhất là những dự án đang thi công nhưng rất chậm thì có muôn vàn khó khăn. Có những lý do từ phía chủ quan của họ, nhưng cũng không ít lý do từ chính chúng ta như hạ tầng kém, điện nước không đủ, giải phóng mặt bằng chậm hoặc có mặt bằng nhưng họ bị ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, nguồn lực tài chính không đủ.
Hiện đã có nhiều địa phương kiên quyết thu hồi dù gặp nhiều khó khăn. Đây là việc làm để tạo nên cơ hội mới và cũng nhằm xử lý các nhà đầu tư chậm tiến độ.
Do vậy sau khi tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo về định hướng về môi trường thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn và chế tài xử lý nghiêm minh hơn, trong đó có đưa ra giải pháp mà quốc tế thực hiện, đó là phân thành hai loại giấy phép. Một là, về chủ trương đồng ý cho doanh nghiệp vào đầu tư, không thẩm định quá lâu. Tuy nhiên, chỉ cấp chứng nhận đầu tư thôi. Sau khi doanh nghiệp có tiến độ, trong đó làm hai năm đã hoàn thành cơ bản hoặc đến độ chúng ta có thể chấp nhận được sẽ kiểm tra và cấp phép thực tế.
Gia Minh tổng hợp