Mụn trứng cá không xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Thông thường, mỗi vị trí có mụn thường là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn.
Mụn trên trán
Tiêu hóa kém và căng thẳng là nguyên nhân gây mụn trên trán. Để loại bỏ độc tố trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa, hãy thay thế đồ uống có chứa caffein và loại chế biến sẵn bằng nước lọc. Ngủ ít nhất 7 giờ đồng hồ mỗi đêm, uống đủ nước và ăn uống cân bằng, có thể giúp giảm bớt mụn.
Tuy nhiên, mụn trên trán còn do các yếu tố cục bộ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da. Do vậy, tránh để mũ và tóc tiếp xúc với vùng trán để tránh ma sát, và chú ý khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu xả tóc có thể làm bít lỗ chân lông.
Mụn trên má
Mụn xuất hiện ở gò má có liên quan đến hệ hô hấp. Nếu bạn thường xuyên đi bộ hoặc để mở cửa khi lái xe hơi, nguy cơ xuất hiện mụn sẽ càng cao. Tuy nhiên, giữ không khí trong nhà luôn sạch sẽ, bằng cách sử dụng máy lọc không khí hoặc cây xanh có tác dụng làm sạch không khí, có thể hạn chế sự xuất hiện của mụn.
Ngoài ra, bất cứ vật gì tiếp xúc nhiều trên má của bạn mỗi ngày đều có thể gây mụn. Do vậy, làm sạch những thứ xung quanh vùng má cũng có thể giảm bớt mụn. Mụn trứng cá ở dưới má thường do vệ sinh răng miệng kém và vi khuẩn trên bề mặt cũng là thủ phạm. Vậy nên, hãy khử trùng những vật bạn thường xuyên để gần mặt như điện thoại di động, cọ trang điểm và áo gối.
Mụn trên vùng da chữ T, từ giữa chân mày đến mũi và cằm
Khi mụn xuất hiện ở vùng da chữ T, là do mất cân bằng về tiêu hóa hoặc các tác nhân gây dị ứng thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hãy hạn chế tiêu thụ chế phẩm bơ sữa, thịt đỏ và thức ăn nhanh, và tiêu thụ nhiều loại rau lá xanh để cải thiện vùng da này. Thông thường, vùng da chữ T chứa nhiều tuyến dầu hơn phần còn lại của mặt nên dễ xuất hiện mụn. Cách ngừa mụn tốt nhất là làm sạch da và sử dụng sản phẩm chăm sóc da không làm bít các lỗ chân lông.
Đặc biệt, mụn trứng cá trên mũi có liên quan đến gan và thận, làm mũi đỏ bừng hoặc mụn gây khó chịu có thể là huyết áp cao hoặc rối loạn chức năng gan. Do vậy, hãy cân đối lại giờ giấc làm việc và giảm tiêu thụ nhiều đồ ăn quá cay.
Mụn trên cằm
Nguyên nhân của mụn trên cằm do mất cân bằng hormon. Trường hợp này, hãy tuân thủ giờ ngủ đều đặn và chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng nếu mụn vẫn tiếp tục xuất hiện, hãy đến gặp các chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ. Có thể uống trà bạc hà và dùng viên bổ sung omega-3 để điều chỉnh sự bất thường của các hormon. Đồng thời, tránh chống tay lên cằm hoặc sờ vào da, càng ít càng tốt.
Mụn ở lưng, cánh tay và đùi
Thay đổi hormon và yếu tố di truyền thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn trên lưng, cánh tay và đùi. Ngoài ra, mặc trang phục ướt do mồ hôi tiết ra khi cọ xát lên da có thể gây kích ứng và mụn. Do vậy, hãy mặc trang phục sạch và không quá chật. Thận trọng khi sử dụng các loại gel và xà bông tắm vòi sen, lotion dưỡng da, chất giặt tẩy và kem chống nắng có chứa thành phần làm bít lỗ chân lông như dầu tự nhiên.
Kiểm tra kỹ trang phục chất liệu cotton, vải thêu hoặc nhãn hiệu sản phẩm trước khi sử dụng, vì chúng có thể gây kích ứng cho da. Nếu mụn tiếp tục phát triển, hãy thay đổi chất liệu của trang phục. Bởi chất liệu cotton có thể hấp thu các hóa chất gây kích ứng và mụn đối với da nhạy cảm. Mụn ở cánh tay và chân thường nhầm lẫn với phát ban, chứng đỏ mặt hoặc viêm nang lông, nên hãy đến bác sĩ nếu mụn vẫn dai dẳng không chấm dứt.