Với những người yêu và quan tâm đến động vật hoang dã, ngày 20-3 vừa qua là một ngày buồn khi chú tê giác trắng đực Bắc Phi cuối cùng qua đời.
Cách đây một năm, nhà sinh vật học Daniel Schneider đã đăng tải bức hình Sudan cùng lời kêu gọi ủng hộ tìm phương pháp phối giống khiến mọi người không khỏi sửng sốt. Tê giác Sudan sống tại khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya. Ở tuổi 45 – tương đương 90 tuổi người, Sudan đã lâm trọng bệnh trong những tháng vừa qua. Do tuổi già, Sudan bị viêm da phần chân sau và rất đau đớn.
Nhìn bức ảnh người kiểm lâm Zacharia Mutai gục mặt trên trán của Sudan, khiến cho bất cứ ai cũng thổn thức. Có lẽ, những người kiểm lâm đã sống chung cùng với Sudan trong suốt bao nhiêu năm qua là người hiểu được nỗi đau này hơn ai hết. Sudan qua đời ở tuổi 45 khiến bao người đau đớn. Trong số những người kiểm lâm này, đâu đó có những người đã theo Sudan khéo cũng nửa đời người.
Thông báo từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya cho biết từ hôm chủ nhật, các cơ bắp và xương của Sudan bị thoái hóa nặng, da nó có nhiều vết thương rộng. Chú tê giác trắng cuối cùng không thể tự đứng dậy, lộ rõ sự đau đớn cùng cực.
Sự ra đi của Sudan là nỗi buồn của bao nhà bảo tồn động vật hoang dã trên thế giới khi chú tê giác trắng Bắc Phi này chính là cá thể đực cuối cùng nhằm cứu loài tê giác trắng khỏi nạn tuyệt chủng cùng với 2 cá thể tê giác trắng cái còn sống – con gái Najin và cháu gái Fatu.
Thông tin về cái chết của chú tê giác trắng đực Bắc Phi – Sudan được thông báo bởi Khu bảo tồn Ol Pejeta
Các chuyên gia đã quyết định sẽ để Sudan ra đi vì chú tê giác già không thể tự đứng dậy, sau thời gian dài bệnh tật.
Sudan ra đi ở tuổi 45. Hiện tại chỉ còn 2 cá thể tê giác cái của phân loài này còn sống sót.
Najin và Patu là 2 cá thể tê giác cái – con cháu của Sudan.
Sudan được đặt theo tên từ đất nước mà nó đã sinh ra. Nó được mang tới Kenya từ một sở thú cộng hòa Séc vào năm 2009, cùng với một con đực và 2 con cái khác với hy vọng chúng có thể sản sinh ra thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, mọi nỗ lực sinh đẻ đều vô vọng.
Najin và Patu là 2 cá thể tê giác cái – con cháu của Sudan.
Khi Sudan được sinh ra vào năm 1970, có khoảng 500 cá thể tê giác trắng sống ở khu vực Trung Phi. Tuy nhiên, con số này đã giảm xuống còn 15 đến giữa thập kỷ sau đó.
Dù Sudan đã chết và chưa kịp phối giống nhưng các nhà khoa học đã kịp lấy được thành phần gen của nó và hi vọng sẽ tái tạo được loài tê giác trắng trong tương lai gần. “Hy vọng rằng từ nỗi buồn mất mát Sudan, thế giới sẽ rút ra được điều gì đó và áp dụng mọi biện pháp để chấm dứt tình trạng buôn bán sừng tê giác”, ông Peter Knights, giám đốc điều hành tổ chức WildAid nói.