Dù là vợ chồng mới cưới hay đã sống chung nhiều năm, việc xử lý tốt tài chính cần được đặt ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn và bạn đời có những tính cách hay triết lý khác nhau về tiền bạc, như sở thích chi tiêu, mục đích tiết kiệm tiền bạc… thì có thể nảy sinh những tranh cãi về tiền bạc, tồn tại những vấn đề về tài chính, làm ảnh hưởng đến một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:
Cố gắng thay đổi tính cách của bạn đời về tiền bạc
Mỗi người đều có cách ứng xử riêng với tiền bạc. Những thói quen, nhận thức liên quan đến tiền bạc có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định việc mua sắm, chi tiêu bao nhiêu của họ, cũng như khi họ tiết kiệm, quyết định chi tiêu bao nhiêu là thoải mái.
Nếu một người có tính căn cơ, còn người kia sống xa hoa, có thể sẽ phát sinh một số xung đột. Tuy nhiên, việc cố gắng thay đổi tính cách bạn đời, mà theo bạn là cách tốt nhất, có thể gây tổn thương cho hôn nhân.
Hãy tìm hiểu gốc rễ tại sao vợ/chồng mình cảm thấy cách mà cô/anh ấy làm về vấn đề tiền bạc. Học cách lắng nghe nhiều hơn, đồng thời bớt phán xét lại. Sau đó nghĩ ra một kế hoạch nhằm giúp cả hai đạt được những mục tiêu cá nhân và chia sẻ, để mỗi người có thể cảm thấy thoải mái về những khoản chi tiêu riêng, chiến lược tiết kiệm, cũng như có thể cùng nhau làm gì trong phạm vi gia đình.
Có những tài khoản chung trước khi bạn sẵn sàng
Nhiều cặp vợ chồng vật lộn với ý tưởng có tài khoản chung khi kết hôn. Nếu chắc chắn 100% đôi bên thấy thoải mái việc chi tiêu hay thấy được mỗi bên tiết kiệm như thế nào, thì cứ chi tiêu như vậy, vì tài khoản chung có thể là ổn. Ngoài ra, nếu một trong hai người, không ai có vấn đề trong việc xác định ai cần chia sẻ điều gì khi mỗi người có mức thu nhập khác nhau, có thể mạnh dạn mở tài khoản chung mà không gặp bất cứ xung đột nào.
Tuy nhiên, nên có tài khoản riêng, để có thể quản lý tiền bạc một cách độc lập. Bạn cũng có thể chọn cách khác là, một tài khoản riêng và một tài khoản chung, để có thể đóng góp cho gia đình, đồng thời có điều kiện kiểm soát tài chính của riêng bạn. Việc duy trì tính độc lập như vậy giúp bạn không cần nỗ lực nhiều về tài chính, giảm xung đột ở mức thấp nhất, đồng thời học được cách kiểm soát tài chính riêng có hiệu quả.
Bàn giao mọi kiểm soát tài chính cho bạn đời
Niềm tin là một phần quan trọng của hôn nhân, nhất là khi đề cập đến tiền bạc. Đây là điều rất phổ biến khi một người nắm hoàn toàn việc kiểm soát, còn người kia không cần suy nghĩ gì về tiền bạc, chi tiêu thế nào. Điều này có thể là một sai lầm lớn.
Tốt nhất, hãy để mắt đến các tài khoản, cân nhắc lại ngân sách theo chu kỳ mỗi sáu tháng.
- Xem thêm: Khi vợ chồng có thu nhập chênh lệch
Đầu tư cho “vật chất” nhiều hơn là “mối quan hệ”
Trong khi hàng hóa đôi khi có thể cải thiện cuộc sống, thì tập trung quá nhiều vào việc nên mua thứ gì hay cố gắng cạnh tranh với các cặp vợ chồng khác, sẽ lấy đi nhiều thứ khác từ hôn nhân. Bởi vì việc dành nhiều thời gian, công sức để phô trương sự giàu có, có thể làm giảm sút năng lực mà bạn cần cho mối quan hệ.
Tránh trở thành người chuộng vật chất, mà bỏ qua những gì bạn đời thực sự cần và muốn. Nếu muốn hôn nhân tồn tại, hãy xem vật chất chỉ là một phần của cuộc sống, thay vì là trọng tâm chính.
Bên cạnh đó, khi xem vật chất là điều ưu tiên, bạn có thể làm gì cho hôn nhân nếu vì một số lý do nào đó vật chất không còn nữa? Vì thế, hãy học cách sống hạnh phúc, hài lòng với bạn đời, gia đình và những người bạn thực sự của bạn. Đó là điều làm giàu cho cuộc sống.