Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là 33,41 tỉ USD.
Hầm đường bộ Kim Liên, một công trình giao thông sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả cao
Phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỉ đồng, năm 2011 lên đến 80.447 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỉ đồng.
Vẫn tính đến thời điểm 31-12-2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỉ USD, tổng số vốn đã rút là 3,06 tỉ USD, dư nợ là 2,9 tỉ USD.
Có đến 68% dư nợ vốn vay nước ngoài của chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, báo cáo phân tích.
Chính phủ cũng cho biết, đến 31-12-2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỉ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ.
Vẫn lấy thời điểm đến ngày 31-12-2011, Chính phủ cho biết tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010. Trong đó, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% và bằng 0,5% GDP.
Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển châu Á chiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.
Theo định hướng, đến năm 2015 nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ không quá 50% GDP.
Gia Minh tổng hợp