Doanh nghiệp của bạn vừa bắt đầu sử dụng ứng dụng Quản trị quan hệ mạng xã hội (SRM)?Hay bạn đang tìm kiếm một giải pháp giúp xâu chuỗinhững hoạt động rời rạc trên mạng xã hội của doanh nghiệp mìnhthành một chiến dịch xuyên suốt và thống nhất? Hãy nhớ rằng, công cuộc xây dựng mạng xã hội hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần có những lối suy nghĩ mới lạ, kết hợp và vận hành đồng thời cả ba yếu tố: con người, quy trình và công nghệ.
Khi lên kế hoạch cho chiến lược xã hội, hãy cân nhắc đến 7 bước sau:
Phát triển kế hoạch
Nếu doanh nghiệp của bạn đã từng triển khai những tương tác mạng xã hội với khách hàng, hãy cân nhắcviệc chạy chương trình thử nghiệm tập trung đểcó hiểu biết sâu sắc hơn về những hành vi mạng xã hội của khách hàng: họ đã nói gì về công ty, sản phẩm và thương hiệu của bạn?
- Định hình rõ mục đích của mạng xã hội, đảm bảo phù hợp thống nhất với mục tiêu kinh doanh chung toàn doanh nghiệp
- Hiểu rõ đối tượngmạng xã hội doanh nghiệpđang hướng đến
- Xác định những nền tảng số phù hợp với mục đích và đối tượng, phù hợp khả năng quản lý của doanh nghiệp
- Xây dựng một kế hoạch khả thi, bao gồm tập hợp tất cả cácbên liên quan và hoạt động của mạng xã hội.
Phân công nguồn lực
Bạn sẽ cần sự đồng thuận ở tất cả mọi cấp nhân sự,bao gồm cả vị trí quản trị cấp cao. Kế hoạch yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các con người, quy trình thực hiện và hệ thống công nghệ. Những vị trí quan trọng phải được nắm giữ bởi những cá nhân có đầy đủ kỹ năng, khí chất và cả sự háo hức để vừa có thể lắng nghe, vừa đảm bảogắn kết với khách hàng. Đồng thời, đừng quên rằng bạn sẽ cần có một khoản ngân sách để triển khai những chiến lược quản lý mạng xã hội – bao gồm cả chi phí để đo lường, đánh giá chiến dịch.
Xây dựng và triển khai những quy luật gắn kết
Khi mọi thứ đang được thực thi theo cách thức an toàn, mục tiêu của bạn nên rõ ràng và rành mạch, hãy biết điều chỉnh và cân bằng,“thả lỏng sự kiểm soát, nhưng luôn đảm bảo mọi thứ vẫn nằm trong tầm quản lý”. Những quy luật của sự gắn kết muốn hiệu quả sẽ cần thõa mãn hai yếu tố: các chính sách và khả năng của hệ thống công nghệ, nhằm đảm bảo các vấn đề sẽ được giải quyết tức thời, cũng như ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và phá hoại thương hiệu của doanh nghiệp bởi một cá nhân.
Thiết lập cá tính doanh nghiệp trên mạng xã hội
Hãy sáng tạo và truyền tải những thông điệp hấp dẫn với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Luôn lắng nghe và tìm hiểu khách hàng bằng cách gắn kết với khách hàng hiện tại và tiềm năng một cách liên tục. Thông điệp cần được chia sẻ ở tất cả cácnền tảng mạng xã hội mà khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng, từ đó tìm ra nền tảng phù hợp nhất với doanh nghiệp để truyền tải thông điệp: Facebook, Linkedln hay Instagram. Đừng bỏ qua những nền tảng mạng xã hội địa phương như Zalo, Line,…
Tương tác toàn cầu
Chiến dịch mạng xã hội doanh nghiệp cầnđược gắn kết thông qua các cuộc đối thoại, trao đổi và lắng nghevới tất cả các ngôn ngữ và nền tảng mạng xã hội được sử dụng bởi nhân viên, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng và đối tác tiềm năng của doanh nghiệp. Người quản trị mạng xã hội của doanh nghiệp cần sở hữu những công cụ có khả năng giúp họ củng cố sức mạnh thương hiệu doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do thể hiện tính cá biệt, đặc sắc của địa phương. Đó là khả năng tối ưu năng lực “lắng nghe” toàn cầu, “am hiểu” địa phương cũng như sự thống nhất trong việc định hướng và xây dựng thương hiệu bất kể vị trí địa lý của doanh nghiệp.
Thử nghiệm, học hỏi và chia sẻ
Liên tục giám sát, thử nghiệm và thích ứng các hoạt động trên mạng xã hội của doanh nghiệp. Công việc này được thực hiện hàng ngày thông qua những thống kê số, giúp đảm bảo kế hoạch được thực thi hiệu quả. Sau đó, đừng quên cập nhật kết quả thống kê với những bộ phận khác trong doanh nghiệp hàng tuần, giúp mở rộng mạng lưới “nhà quản trị mạng xã hội” nội bộ doanh nghiệp.
Mở rộng mạng xã hội nội bộ
Tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp đều sẽ được hưởng lợi từ một chiến lược quản trị mạng xã hội hiệu quả. Mở rộng chiến lược mạng xã hội thống nhất và toàn diện trong nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp định hướng và tăng cơ hội đạt được mục tiêu kinh doanh của toàn doanh nghiệp cũng như nâng cao hình ảnh công ty và tạo ra một mối quan hệ khách hàng lâu bền. Để đảm bảoviệc thực thi mạng xã hội nội bộ thông suốt, hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp cần trực quan, tích hợp toàn diện.
(DNSGCT)