Mặc dù là những người theo trường phái logic và lý trí, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà học thuật chuyên nghiệp khác lại là những người mê tín với rất nhiều các truyền thống rắc rối và kỳ quái.
NORAD truy tìm dấu vết Ông già Noel
Đây có lẽ là mục nổi tiếng nhất trong danh sách này; vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu với câu chuyện này. Cho những ai vẫn chưa nghe về tin tức này, về cơ bản mỗi năm kể từ năm 1955, Bộ Chỉ huy phòng không Bắc Mỹ, viết tắt là NORAD (North American Aerospace Defense Command), theo dõi vị trí của Ông già Noel trong thực tế cho tất cả trẻ em trên thế giới.
Truyền thống này thực sự bắt đầu một cách ngẫu nhiên vào những năm 1950 khi một tờ báo nhầm lẫn đưa số điện thoại của NORAD có trụ sở tại vào danh sách những số điện thoại trẻ em có thể gọi để trò chuyện với Ông già Noel. Theo những gì được lan truyền, một vị chỉ huy Không quân Hoa Kỳ vui tính và tốt bụng đã ra lệnh cho cấp dưới của mình tiết lộ vị trí phác thảo nơi ở của Ông già Noel cho bất cứ đứa trẻ nào gọi đến thay vì cúp máy. Nhờ thiện chí của vị chỉ huy đó, việc truy tìm vị trí của Ông già Noel cho hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới trở thành một truyền thống của NORAD
Khi một chuyến bay thăm dò hạ cánh, nhân viên kỹ thuật của NASA sẽ ăn một nắm đậu phộng
Qua nhiều năm, giống như Tư lệnh Shepard trong Mass Effect 2, NASA đã thăm dò rất nhiều hành tinh để khám phá những bí ẩn xung quanh chúng. Tuy nhiên, không giống như Tư lệnh Shepard, các nhà trí thức của NASA không ăn mừng với một cuộc hẹn hò gợi cảm với một người ngoài hành tinh hấp dẫn, mà là với một nắm đậu phộng!
Truyền thống bắt đầu từ năm 1964 khi một kỹ thuật viên đãng trí đã mở một cái bình lớn đậu phộng trong phi vụ Ranger 7 (một tàu thăm dò không người lái gửi đến mặt trăng). Như cái tên của nó đã nói lên, Ranger 7 là chiếc tàu thăm dò thứ 7 được đưa lên bề mặt của mặt trăng thăm dò nhưng nó lại vinh dự trở thành chiếc tàu đầu tiên thành công. Các kỹ thuật viên của NASA, đi ngược lại với chính lý luận logic của mình, cho rằng sự thành công này là nhờ đậu phộng và bây giờ họ ăn chúng trước mỗi chuyến bay thăm dò hạ cánh để cầu may
Khi phóng một tên lửa hoặc một chuyến bay thăm dò thành công, họ cũng ăn nhiều đậu
Cùng với việc ăn đậu phộng thì việc ăn rất nhiều đậu cũng là một truyền thống mỗi lần phóng tên lửa thành công. Truyền thống có từ thập niên 1960 và được các kỹ thuật viên của NASA mô tả như là một “cách để xả hơi”. Mục đích là để cho mọi người khắp các phân cấp của NASA ăn cùng nhau, từ đó nâng cao tinh thần của đội.
Phi hành đoàn tè khắp xe buýt đã đưa họ đến bệ phóng
Nếu bạn nghĩ rằng NASA mê tín dị đoan, các phi hành gia Nga sẽ còn làm bạn ngạc nhiên hơn nữa. Trước khi rời khỏi quỹ đạo, các phi hành gia Nga phải hoàn thành một danh sách những công việc dường như tầm thường, bao gồm trồng cây, khắc tên mình vào một cánh cửa và tè lên xung quanh các bánh xe buýt chở họ đến bệ phóng.
- Xem thêm: Trong nửa kỳ quái của trái đất
Các phi hành gia làm điều này để tôn vinh Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên -người được cho rằng đã làm tất cả những điều này trước khi tự mình bay lên không trung. Truyền thống này được giữ gìn một cách nghiêm túc đến mức các phi hành gia nữ được cho là cũng mang theo nước tiểu của họ để ném vào lốp xe buýt trước khi lên bệ phóng; như vậy họ cũng có thể tỏ sự kính trọng của mình.
Các nhà khoa học tại Trạm Nghiên cứu Nam cực của Amundsen-Scott xem phim The Thing
Trạm Nam cực Amundsen-Scott là một trong những môi trường làm việc khắc nghiệt và xa xôi nhất mà con người biết đến. Trước khi làm việc ở đó, các nhà nghiên cứu phải trải qua một loạt các kỳ thi tâm lý để đảm bảo rằng họ có thể giải quyết vấn đề cơ bản khi mắc kẹt tại một cơ sở nghiên cứu Bắc cực.
Vậy làm thế nào để các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu tại đây tổ chức kỷ niệm khi họ bắt đầu một đợt mùa đông kéo dài vài tháng? Bằng cách xem The Thing – bộ phim nói về quái vật ngoài hành tinh giết chết một nhóm người bị mắc kẹt tại cơ sở nghiên cứu Bắc cực. Phần đáng sợ thực sự là, theo truyền thống, các nhà nghiên cứu phải xem cả 3 phiên bản của bộ phim, bao gồm cả bộ phim khủng khiếp trước năm 2011.