Rừng Cần Giờ trải dài trên 75.740 ha đất với khoảng 150 loài thực vật. Cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 60km, khu vực này được xem là “lá phổi xanh” của thành phố với rừng ngập mặn điển hình có nhiều loài độc đáo và quý hiếm.
Nhà hàng Cần Giờ được thiết kế giống như một đôi cánh chim trải rộng trong Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở phía nam TP. Hồ Chí Minh (không gian tự nhiên đã được xếp vào một trong những Khu dự trữ sinh quyển quốc tế của UNESCO năm 2000). Đôi cánh tạo thành một khung hình chữ V hướng tầm nhìn về phía chân trời xa nơi mặt trời mọc cũng như có thể nhìn thấy hồ nước xanh tròn hấp dẫn ở phía trước. Dự án nằm trong một khu vực du lịch và đông dân cư.
Dự án được thiết kế như một không gian công cộng mở, được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời và những cơn mưa lớn điển hình của khu vực bằng hai mái nhà hình chữ V. Hai mái nhà lớn này có chức năng như một khung hình chứa tất cả cảnh quan đẹp xung quanh. Thiết kế tinh xảo này thích nghi hoàn hảo với chương trình mà nhà đầu tư mong muốn. Mục đích là tạo ra một khu vực chào đón khách và không gian đa chức năng để tổ chức các loại sự kiện: hội nghị và hội thảo, nhà hàng với các trang bị nhà bếp chuyên nghiệp, chức năng tổ chức sự kiện cho các nhóm lớn và triển lãm theo mùa.
- Xem thêm: Nhà hàng Yam Kể chuyện bằng kiến trúc
Các tiện nghi chính của nhà hàng là hai phòng ăn được trang bị máy điều hòa không khí; một nhà bếp lớn với kho và phòng lạnh; và khu vực vệ sinh.
Mô hình này bổ sung cho quy hoạch du lịch thường chỉ bao gồm các khách sạn, khu nghỉ dưỡng được trang bị bể bơi, nhà phố và biệt thự, để mang đến cơ hội đi thư giãn ra khỏi TP. Hồ Chí Minh vào cuối tuần. Dự án phải có khả năng đối phó với ánh nắng mặt trời mạnh mẽ làm mọi thứ xung quanh trở thành màu trắng, mưa to và giông đến từ Biển Đông, gió hanh khô.
- Xem thêm: Cuộc đối thoại của chất và màu
Màu sắc của dự án được lấy cảm hứng từ màu cát địa phương điển hình và rễ cây ngập mặn. Dự án cũng sử dụng màu xám nhạt tương tự như phù sa làm nổi bật thảm thực vật xanh bão hòa của rừng ngập mặn.
Sử dụng đá ong nguyên khối xây dựng nền móng để nâng tầng trệt và thiết lập một trật tự kiến trúc để neo giữ ngôi nhà vào vị trí có cát và bùn. Đường dốc và cầu thang dẫn lên sân thượng. Một cây trung tâm với tán lá thanh tao (termilia mantaly) mang lại bóng mát và sự tươi mát cho sân thượng.
Bốn tòa nhà (hình ngũ giác) và nền móng được làm bằng bê tông phủ đá ong xám. Chúng là đơn nhất. Đá ong này cũng được sử dụng trong những tảng đá lớn có độ dày 10cm để tạo ra bức tường mắt cáo cho phòng ăn kín và có máy lạnh. Vào ban đêm, lưới mắt cáo đóng vai trò như một chiếc đèn lồng Trung Quốc khuếch tán màu sắc bão hòa trên các bức tường của không gian bên trong.
Xây dựng một tòa nhà trong khu vực có khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như Cần Giờ là một thách thức về kỹ thuật và sinh thái, các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu địa phương của Việt Nam và với tối thiểu vật liệu composite. Các yếu tố xây dựng chủ yếu là có kích thước nhỏ được lắp ráp.
_______
Pavilion Can Gio Ho Chi Minh
Địa điểm dự án: Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Kiến trúc sư: DE-SO
Diện tích: 350m2
Nhà sản xuất: Bluescope
_______
– Ảnh: Hiroyuki OKI