Điện Ảnh Mở trân trọng giới thiệu buổi chiếu và trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Thị Thắm về bộ phim tài liệu “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”.
Người dẫn chuyện: Vũ Ánh Dương
______
Thời gian: 7 giờ tối, ngày 30-11-2018
Địa điểm: Cà phê thứ Bảy Trẻ
264 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
______
Năm 2004, đoàn diễn hội chợ Bích Phụng được thành lập, gồm 35 thành viên của đoàn đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Phần lớn trong số họ là người chuyển giới, ít học, nghèo khổ, không có gia đình hay nghề nghiệp. Họ biểu diễn quanh năm tại nhiều địa phương từ Đà Nẵng đến mũi Cà Mau. Các hoạt động hội chợ của họ bao gồm xổ số, đi tàu điện mini, nhà bơm hơi, vòng quay ngựa gỗ, bóng bay, phi tiêu và bắn súng nhắm vào các thành viên đang hát hay vẽ phác họa. Trưởng đoàn là chị Bích Phụng, một người chuyển giới từ nam sang nữ, thiếu thời đi tu, phải lòng một nam phật tử nên quyết định hoàn tục, lập gánh hội chợ quy tụ người đồng cảnh lang thang kiếm sống. Chị Mỹ Hằng, người làm chủ gian hàng bắn súng, gặp nhiều nợ nần. Ở tuổi 46, chị là người lớn tuổi nhất của gánh hát.
Dọc đường đi, họ phải đối mặt với nhiều bất trắc. Vào cuối năm 2009, đoàn hát bị một nhóm thanh niên tấn công, ăn trộm và ném đá vào doanh trại. Tại Phan Rang, có người đến trộm đồ ở gian hàng rồi ném xăng phóng hỏa, tiêu hủy hầu hết vốn liếng của chị Phụng và phải dọn đi vào hôm sau. Cuối phim là hình ảnh Phụng nằm trên võng ngân câu hát buồn, cạnh một đám lửa cháy và những túi nhựa bay trong gió và đường phố thưa thớt xe qua lại. Lời thuật tiết lộ chị Phụng và Hằng đã qua đời sau nhiều tháng đóng máy tại Sài Gòn.
Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng/Madam Phung’s Last Journey là một bộ phim tài liệu tiếng Việt, phát hành năm 2014. Phim do Nguyễn Thị Thắm đạo diễn và ghi hình, với phần sản xuất chính của Sylvie Blum. Đây là bộ phim dài đầu tay của Nguyễn Thị Thắm, kể về hành trình của một đoàn hát gồm đa phần là những người chuyển giới tại khu vực Nam bộ.
Lấy cảm hứng từ những lần đến gánh hát hội chợ lúc nhỏ, Nguyễn Thị Thắm lên ý tưởng và thực hiện bộ phim từ năm 2009. Cô ở lại đoàn hội chợ Bích Phụng và ghi hình theo phong cách tài liệu trực tiếp trong vòng 13 tháng, đóng máy vào tháng 10-2010. Sau một thời gian tìm kiếm hỗ trợ, cô bắt đầu dựng phim với hơn 70 giờ phim thô và đến Pháp để thực hiện công đoạn hậu kỳ. Bộ phim hoàn chỉnh vào tháng 3-2014. (Theo Wiki)
______
Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng công chiếu lần đầu tiên tại Trung tâm Văn hóa Pompidou ở Paris, thuộc khuôn khổ Liên hoan Điện ảnh Hiện thực vào ngày 24-3-2014. Tại đó, phim chính thức tham gia tranh giải hạng mục “Phim đầu tay quốc tế xuất sắc nhất”, cùng với tám bộ phim đến từ nhiều nước khác. Phản ứng của khán giả trong buổi công chiếu được trang RFI Tiếng Việt mô tả bằng cụm từ “đa chiều”.
Bộ phim ra rạp và nhận được hơn 30.000 lượt khán giả cùng những thành quả gặt hái được từ quốc tế:
– Cinéma du Reel 2014 (France), Margaret Mead Film Festival
– Special Mention at the 2014 Chopshots Documentary Film Festival
– Southeast Asia held in Jakarta, Indonesia
– American Museum of Natural History (USA)
– DOXA Documentary Film Festival (Canada)
– Cinéma du Réel (France), de Films Documentaires Lasalle (France)
– Human Rights Human Dignity
– International Film Festival (Myanmar)
– European-Vietnamese Film Festival (Hanoi),
– TaiwanWomen’s Film Association (Taipei City)
– FreedomFilmFest (Malaysia)
– Pink Film Festival (Philippines)
– A propos d’Elles (Toulouse, France)
– Trace de Vies, Clermont-Ferrand, France Festival
– Visor, Mexico Festival LGBT Cheries-Cheri (France), Tampere Film
– Festival (Finland)….
_____
CPTBT thân mời khán giả yêu điện ảnh đến xem phim và trò chuyện cùng đạo diễn. Như thường lệ, chương trình miễn phí và mở cửa tự do, bạn chỉ cần trả tiền cho đồ uống của mình.