Rừng Amazon – lá phổi xanh của thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng. Trong 50 năm qua, 17% diện tích rừng Amazon đã biến mất.
Rừng nhiệt đới Amazon được coi là một trong những nơi quan trọng nhất bảo vệ thế giới tự nhiên, chống lại sự nóng lên toàn cầu vì khả năng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 . Khoảng 75% lượng khí thải của Brazil – quốc gia xả thải lớn thứ sáu thế giới được Amazon hấp thụ. Hệ sinh thái rừng Amazon có tổng diện tích lên đến 6,7 triệu km2 , trải dài qua lãnh thổ vùng Tây Bắc Brazil, mở rộng sang Colombia và Peru cùng với các quốc gia Nam Mỹ khác. Theo tổ chức WWF, rừng mưa nhiệt đới Amazon là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Cái nhìn bao quát Amazon từ Tháp quan sát ở Sao Sebastiao do Uatuma, Brazil Con sông này chứa hàng trăm phụ lưu nhỏ. Những lá hoa súng trên mặt hồ nước tại khu bảo tồn quốc gia Pacaya Samiria của Peru Một hồ nước tự nhiên hình trái tim được cấp nước bởi sông Amazon, khu vực gần Manaus (Brazil) Sông Amazon là một trong các sông dài nhất và có lưu vực rộng nhất thế giới. Chiều dài của con sông nổi tiếng này là 6.992km Nhờ diện tích rộng lớn, rừng mưa nhiệt đới này là nơi sinh sống của 10% số lượng loài được biết trên toàn thế giới. Vẹt xanh và đỏ trong khu bảo tồn sinh quyển Manu ở Manu, Peru Một số loài vật rất dễ phát hiện. Một con vạc trên sông Maranon thuộc Loreto, Peru Rừng Amazon cũng là nơi trú ngụ của 350 ngôi làng của các bộ tộc, như bộ tộc Huni Kui Indian. Trong ảnh là một thầy tế đang thực hiện nghi lễ cho samuma, một loài cây thiêng của tộc này tại làng Novo Segredo, Brazil Tộc Huni Kui cầu nguyện trong những túp lều tranh gọi là shubua Cuộc sống của các bộ tộc tại Amazon phản ánh môi trường xung quanh họ. Người đàn ông kéo thuyền qua bãi bồi của một phụ lưu sông Amazon trong trận hạn hán Dram Braga, chàng trai dân tộc Kambeba Indian 19 tuổi lớn lên cùng với cung tên, đây là công cụ giải trí và săn bắn của dân tộc này Ngư dân trở về sau chuyến đi câu với hai con cá pirarucu lớn, đây là loài cá nước ngọt lớn nhất vùng Nam Mỹ và chỉ được phép săn bắt một lần trong năm. Cơ quan bảo vệ môi trường Brazil chỉ cho phép bắt pirarucu với số lượng giới hạn Một ngư dân đang bắt cua tại vùng nước lợ gần bang Para (Brazil), đây là nơi nước ngọt từ sông Amazon giao với nước từ Đại Tây Dương Đáng buồn thay, rừng Amazon bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoạt động của con người trong những năm qua. Trong 50 năm trở lại, 17% diện tích rừng đã biến mất. Đám cháy trong rừng Amazon gần thành phố Madaquiri của Brazil Một tán xanh nhỏ nhoi đơn độc trong khu vực từng là cánh rừng rậm rạp nay chỉ còn là đất do bị khai phá 22 bức ảnh cho thấy rừng Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người Một phần rừng Amazon thuộc bang Mato Gross (Brazil) bị phá để làm đất trồng đậu nành Ngoài nạn phá rừng, đào vàng trái phép cũng là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến rừng Amazon. Cảnh sát đang kiểm tra khu đào vàng trái phép tại Mega 14, một vùng thuộc Madre de Dios (Peru) Những gì còn lại của khu vực này sau bị cảnh sát triệt hạ Không chỉ cảnh sát, mà những bộ lạc thổ dân cũng góp phần chống lại nạn đào vàng khiến môi trường Amazon bị ảnh hưởng nặng. Những chiến binh thổ dân Munduruku Indian đang tuần tra dọc sông Das Tropas để đuổi những kẻ đào vàng trái phép ra khỏi lãnh địa Tràn dầu cũng là một vấn nạn tại Amazon. Nhân viên của Pluspetrol đang kiểm soát thiệt hại sau một vụ tràn dầu tại Lereto (Peru) Tuy nhiên, không phải ai đến Amazon cũng đều có mục tiêu kiếm chác và phá hoại môi trường. Đây là điểm du lịch yêu thích của nhiều người Và còn rất nhiều tổ chức, cá nhân đang ra sức bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất, giúp kỳ quan này vẫn mãi mãi tồn tại. Một hướng dẫn viên đang dùng ống nhòm quan sát khỉ trong công viên quốc gia Manu ở Madre De Dios (Peru)