Hoạt động kinh doanh đang bùng nổ mạnh mẽ tại 14 công ty này và các công ty cùng ngành nghề. Cái rủi của nhiều doanh nghiệp khác lại là cái may cho họ! Đại dịch coronavirus dẫn đến số người Mỹ khai báo thất nghiệp sẽ lên đến hơn 20% và kinh tế Mỹ không thể tránh khỏi rơi vào suy thoái nặng nề.
Ngay cả khi các bang đã mở cửa trở lại, nhiều công việc vẫn mất vĩnh viễn, không bao giờ quay trở lại. Các nhà hàng, quán bar phòng tập gym sẽ không còn đông đúc như trước. Ngay tại trụ sở các công ty, số nhân viên chọn làm việc tại nhà vẫn cao. Sau dây là 14 công ty điển hình có hoạt động kinh doanh phù hợp với thời đại dịch và ngày càng thịnh vượng. Covid-19 là rào chắn đối với các công ty khác, nhưng lại là cơ hội đối với họ. Coronavirus càng hoành hành lâu họ càng làm ăn khấm khá.
Các công ty kinh doanh videogame (Activision Blizzard, Electronic Arts và Nintendo)
Các trò chơi video phổ thông như bắn súng (first-person shooters), đá bóng (football) và những con thú dễ thương (cute animals) đã mang về doanh thu đáng kể cho các công ty kinh doanh game hàng đấu thế giới. Công ty Activision Blizzard cho biết videogame mới Call of Duty phiên bản mới Call of Duty: Modern Warfare phát hành vào tháng 9.2019 đã bán được nhiều ấn bản hơn bất cứ tựa Call of Duty nào ra trước đó, đạt kỷ lục doanh thu 1,52 tỉ USD trong quý 1/2020, tăng 21% so với 1,26 tỉ USD của những tháng cuối năm ngoái.
Doanh thu quý 1 của Electronic Arts tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các game FIFA, Madden NFL, The Sims 4, Like Activision giúp giải trí cho những người phải ngồi nhà. Công ty Nintendo cũng tăng ngoạn mục đến 41% doanh thu vào năm 2019, cao nhất trong 9 năm.
Doanh thu trong quý 1/2020 của công ty tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu là nhờ “bứt phá” ngoạn mục của game Animal Crossing: New Horizons diễn ra trên một hòn đảo giả tưởng (island utopia). Chỉ trong 6 tuần phát hành đầu tiên, 13 triệu bản Animal Crossing: New Horizons đã bán hết. Máy chơi The Nintendo Switch cũng cháy hàng. 21 triệu máy không đủ bán trên thị trường.
Các công ty cung cấp sản phẩm sát trùng (Clorox Company và Reckitt Benckiser)
Bị ám ảnh bởi đại dịch Coronavirus, chúng ta không ngừng rửa tay và sát trùng tất cả những gì có thể chạm tay vào, từ nơi ở đến nơi làm việc, học tập, bệnh viện, cửa hiệu. Thói quen vệ sinh phát triển nhanh này đã giúp hai công ty cung cấp chất tẩy rửa hàng đầu thế giới Clorox và Reckitt Benckiser kiếm lời khẳm, sản xuất không đủ bán.
Clorox cho biết tổng doanh số quý 1 đã tăng 15% và tiếp tục tăng. Doanh thu các sản phẩm khăn lau và khăn đi biển khử trùng cũng tăng 32%. Nhu cầu một số sản phẩm gia đình tăng 2% như cát vệ sinh cho mèo (cat litter) và những vật dụng cần thiết để nướng thức ăn (grilling necessities). Trong khi đó, công ty Anh Reckitt Benckiser chuyên cung cấp hai thương hiệu dung dịch khử trùng Lysol và Dettol có doanh thu tăng 13,5% trong quý 1. Trong tháng 3 và 4, doanh thu các dung dịch sát trùng aerosol tăng đến 230,5% và chất tẩy rửa đa năng tăng 109,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các công ty cung cấp công cụ tập thể dục trong nhà (Peloton)
Peloton là công ty chuyên chế tạo các công cụ tập thể dục trong nhà (in-home workout products), kể cả xe đạp và bàn chạy cố định. Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi nó công bố doanh thu quí 1.2020 tăng 66% và số thành viên đăng ký app cũng tăng 30%. Công ty tự tin đà tăng còn tiếp tục đến hết năm khi chưa có vaccine ngừa coronavirus.
Các cửa hàng tạp hoá giao hàng tận nhà (Publix và Kroger)
Nhu cầu mua các thứ cần thiết và thực phẩm từ nhà đã tạo cơ hội cho những chuỗi cửa hàng tạp hoá lớn được xếp vào doanh nghiệp thiết yếu nên không phải đóng cửa. Publix cho biết doanh thu 3 tháng đầu năm tăng 10%, đạt 1 tỉ USD. Những cửa hàng mới mở trên dưới 1 năm có doanh số tăng 14,4%. Tháng 3, tháng 4, doanh số hệ thống cửa hàng của Kroger tăng 30%. Bán tốt nhất là thịt đóng hộp và các sản phẩm vệ sinh, giấy toilet.
Các công ty cung cấp thịt đóng gói (Beyond Meat)
Công ty chuyên cung cấp thịt đóng gói Beyond Meat cho biết doanh thu quí 1 tăng gấp đôi, đạt 97,1 triệu USD, tăng 141% so với 40,2 triệu USD cùng kỳ năm 2019. “Kết quả vượt quá sự mong đợi” – giám đốc điều hành Ethan Brown nói. Tại Mỹ, doanh số bán lẻ thịt đóng gói tăng 157% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty kinh doanh thịt chế biến lấy từ nhà máy này sẽ thịnh vượng hơn nữa nhờ thị trường Trung Quốc và khi nước Mỹ vẫn thiếu thịt.
Các công ty cung cấp các sản phẩm bảo vệ cá nhân (3M)
Công ty 3M cho biết covid-19 là “cú huých mạnh mẽ” cho các sản phẩm bảo vệ cá nhân, kể cả trang phục và mặt nạ y tế N95 rất cần cho các nhân viên y tế. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi doanh thu quí 1 của nó tăng 3%, đạt 8,08 tỉ USD, chủ yếu nhờ tăng trưởng 21% các sản phẩm chăm sóc y tế và 4,6% sản phẩm tiêu dùng như bịch mút xốp rửa chén Scotch-Brite (Scotch-Brite sponges).
Các công ty cung cấp đồ nội thất (Wayfair và Overstock)
Khi có quá nhiều người phải chôn chân ở nhà, họ sẽ có nhiều thời gian suy nghĩ về việc làm mới phòng ốc. Điều này đã giúp doanh thu của công ty bán hàng online Wayfair tăng đến 20% trong quí 1 so với cùng kỳ năm ngoái.
“Đơn đặt hàng đến ngày càng nhiều, tăng 21%, đạt 9,9 triệu đơn hàng” – giám đốc công ty nói. Công ty đối thủ Overstock cũng có doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ đơn hàng gửi về dồn dập mua những đồ trang trí nội thất cần thiết.
Các công ty cung cấp ứng dụng hội nghị từ xa (Slack và Zoom)
Đối với những người cần làm việc và học tập từ xa, những ứng dụng hội nghị video như Slack và Zoom đã trở thành trợ thủ không thể thiếu. Công ty Slack Technologies cho biết quí 1/2020 đã có thêm 9.000 người dùng mới có trả phí, tăng 80% so với quí trước. Người dùng cũng chịu khó trò chuyện hơn trước, với mức tăng thời lượng trung bình 20% tính cho toàn cầu.
Nhưng Zoom mới là công cụ “video conferencing” được lợi nhiều nhất trong đại dịch với hơn 300 triệu lượt người tham gia các hội nghị hay học tập, trò chuyện, giải trí mỗi ngày. Theo giám đốc điều hành Eric Yuan. Zoom đã vượt qua cột mốc 200 triệu từ tháng 3 và tăng 120% so vớ năm trước.
Microsoft có Skype, Google có Google Meet và Facebook đang thử nghiệm Messenger Rooms là các đối thủ đáng gờm hứa hẹn bứt phá trong tương lai. Trong khi Zoom miễn phí cho phép 100 người tham gia cùng lúc với thời lượng 40 phút thì Rooms chỉ cho 50 người tham gia nhưng không giới hạn thời lượng. Rooms là ứng dụng riêng rẽ hoặc đứng chung với tài khoản Facebook.