1. Nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Hãy nhận lời khuyên từ những người lớn hơn bạn 10 tới 20 tuổi thay vì những người bạn đồng trang lứa. Dù cho bạn nghĩ mình thông thái đến bao nhiêu, bạn vẫn còn lạ lẫm thế giới này lắm.
2. Ngừng đi chơi với lũ bạn hồi cấp 3 và bắt đầu giao du với những người thành đạt. Như vậy bạn sẽ có thể trở nên giống họ hơn.
3. Tìm kiếm những cơ hội nhỏ thay vì theo đuổi những ý tưởng lớn. Những công ty lớn và thành công nhất không ngồi đợi một ý tưởng xuất chúng có thay đổi thế giới xuất hiện. Họ đạt tới trình độ bây giờ bằng cách tạo ra nhiều sự thay đổi nhỏ ở những điều tầm thường nhất, và cứ thế lặp đi lặp lại.
4. Thoát nợ. Tôi đã từng ăn chơi và tiêu xài quá nhiều tiền vào độ tuổi 20, nhưng thật may mắn, tôi đã có thể xoay ngược tình thế khi tôi gần 30 tuổi.
Một đồng tiền bạn tiêu xài cho chi phí hằng tháng là một đồng tiền không được tiết kiệm, không được đầu tư và không trở thành khoản tiền dự trữ khi bạn muốn thử một điều gì mới. Bạn không cần thẻ tín dụng hay mua xe gì cả.
Hãy cứ sống trong khả năng kiếm tiền của mình cho phép, và cách suy nghĩ này sẽ đi theo bạn trong việc kinh doanh. Nếu không thể làm được điều nào trong danh sách, bạn hãy cố làm được điều này.
5. Tập trung vào lợi nhuận dài hạn thay vì mơ tới việc phát tài nhanh chóng. Những người mang danh “chuyên gia khởi nghiệp” thường khoe khoang về cách họ khởi nghiệp thành công nhưng lại không thể đưa ra một dịch vụ mang về lợi nhuận thì chả có gì ấn tượng cả.
Việc kinh doanh của họ không có tố chất bền vững và thử nếu không có một công ty lớn mua lại thì họ đã thất bại từ lâu rồi.
Đó không phải là một chiến lược đáng tin cậy, và lời khuyên từ một người không làm ra được một đồng lợi nhuận thường có giá trị bằng 0.
Đừng quá coi trọng những lời khuyên họ đưa ra, thay vì thế, hãy lắng nghe kỹ về những điều họ khuyên bạn không nên làm.
- Xem thêm: 5 châm ngôn để khởi nghiệp thành công
6. Làm nhiều việc trong lĩnh vực mình muốn học hỏi. Không gì tốt hơn việc học hỏi trực tiếp từ một công ty thành công cả. Trên đường đi, bạn sẽ gặp những bất tiện kinh khủng và những chính sách mình không tài nào hiểu nỗi.
Đừng cố thay đổi chúng, thay vì vậy, hãy tìm hiểu xem tại sao chúng lại tồn tại – thường thì có lý do cả. Hãy tìm hiểu về những khu làm việc khác; Tập đi gói hàng ở nhà kho để bạn hiểu được cách vận hành của dây chuyền sản xuất. Đọc các báo cáo tiếp thị để bạn hiểu sơ lược về tỷ lệ chi phí cho media.
Hỏi xin cấp trên để bạn có thể được “dự giờ” trong các buổi họp để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và quá trình đặt ra quyết định của họ – thường họ sẽ sẵn lòng và ấn tượng bởi sự ham học hỏi của bạn.
7. Luôn đặt bản thân vào vị trí của khách hàng. Hãy cố gắng thấu hiểu khách hàng của bạn. Giả sử nếu bạn là khách hàng, liệu bạn có thấy thỏa mãn với sản phẩm hay quy trình dịch vụ không? Chính những điều này giúp tôi đóng góp trong việc cải tiến những cách làm cũ.
8. Tách đời tư ra khỏi công việc. Ở công ty đầu tiên của mình, toàn bộ nhân viên của tôi đều là bạn bè. Dẫn dắt những người coi bạn là bình đẳng thay vì cấp trên là một việc vô cùng khó khăn. Một công ty cần có một hệ thống cấp bậc rõ ràng. Hãy thuê những người đạt những yêu cầu được đưa ra và sẽ báo cáo tới bạn, chứ không phải bạn bè hay gia đình bạn.
9. Ngừng làm việc 24/7. Khi được bao quanh bởi những người thành đạt, tôi đã để ý được một điểm chung mà họ có: tất cả đều để lại công việc ở văn phòng. Bạn cần có sự cân bằng giữa làm và chơi. Nếu bạn đang làm việc 24/7 thì bạn đang sai lầm rồi đấy.
10. Tuyển dụng những người thông minh hơn mình. Khi mới tuổi 20, tôi đã muốn mình là kẻ thông minh nhất phòng. Tôi sẽ là người đặt ra những quyết định quan trọng và mọi người còn lại chỉ có việc tuân theo mà thôi.
Đó là một cách vắt kiệt sức bản thân rất hiệu quả, và đồng thời giới hạn khả năng phát triển của bạn xuống còn những điều bạn đã biết – thật sự đâu có bao nhiêu, đúng không nào.
Thay vì vậy, bạn nên ở bên những người cho bạn cảm giác như mình là một tên đần. Một nhà lãnh đạo tốt sẽ muốn một đội nhận ra được những điều anh ta đã không hề hay biết, và khi không có sự hướng dẫn nào vẫn có thể tự động não ở mọi nhiệm vụ được giao.
11. Học cách nhìn ra đâu là “thành công giả”. Hoặc biết được ai đang thể hiện sự “thành công giả”. Bạn muốn gọi thế nào cũng được. Biết cái gã lái xe Ferrari đi làm mỗi ngày và luôn mở mồm huyên thuyên về số tiền anh ta kiếm được chứ?
Anh ta không thành đạt, chỉ là một kẻ đần mà thôi. Anh ta dành hết một nửa khoản tiền lương lên một chiếc xe để người khác nghĩ anh ta rất thành đạt. Trong khi đó, những người thành đạt thực sự lại đang cười vào mặt anh ta đây. Bạn đừng nghe lời anh ta nhé.
Khi mới 20, tôi đã làm hầu như mọi điều trên một cách sai lầm. Và tới năm gần 30 tuổi thì tôi mới hiểu được mình đã sai ở đâu. Bây giờ đã gần 40 tuổi, tôi có thể nhìn lại và nhận ra một điều rằng, nếu tôi hiểu ra được những điều này sớm hơn thì có lẽ bây giờ tôi đã nghỉ hưu luôn rồi.