Phần lớn lượng gạo nhập khẩu cắt giảm chủ yếu tạiBangladeshvàIndonesia, hai quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất trong khu vực. FAO dự kiến việc cắt giảm mạnh trong mua sắm trực tiếp của chính phủBangladeshsẽ khiến tổng lượng nhập khẩu gạo giảm xuống còn 600.000 tấn.
Tương tự, lượng gạo nhập khẩu củaIndonesianăm 2012 dự báo chỉ đạt 1 triệu tấn, ít hơn 500.000 tấn so với mức dự báo mà FAO đưa ra trước đó. Ngoài ra, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia cho biết nước này sẽ không nhập khẩu gạo trong năm 2012 mà thay vào đó là mua 4 triệu tấn trên thị trường nội địa.
Philippines- một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới – đã quyết định hạn chế nhập khẩu gạo trong năm nay ở mức 500.000 tấn, thấp hơn so với 860.000 tấn gạo nhập khẩu năm trước và bằng gần 1/5 so với mức nhập khẩu kỷ lục năm 2010 là 2,45 triệu tấn.
Đồng lúa ở Chaiyaphum, Thái Lan
Tiếp sau vụ mùa 2011 thu hoạch đầy thuận lợi, lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc được dự báo sẽ trở lại mức bình thường 450.000 tấn, giảm so với mức 620.000 tấn năm 2011. Tương tự,Nepalcũng thông báo sẽ giảm nhập khẩu gạo từ 150.000 tấn xuống còn 100.000 tấn nhờ bội thu mùa vụ 2011.
Lượng gạo nhập khẩu củaSri Lankadự báo rất thấp, chỉ khoảng 30.000 tấn. Với việc đẩy mạnh đầu tư vào các cơ sở sản xuất, chính phủSri Lankacho biết họ đang có kế hoạch để đưa nước này trở thành quốc gia xuất khẩu ròng mặt hàng gạo.
Theo hệ thống tiếp cận thị trường tối thiểu (MMA), Hàn Quốc đã nâng mức nhập khẩu gạo lên 7%, tương ứng là 368.000 tấn. Đất nước này đang tìm cách áp đặt mức thuế cao hơn vào gạo nhập khẩu thay vì hạn chế hạn ngạch hiện nay, với các kho dự trữ gạo ngày càng nhiều và tiêu thụ lúa gạo trong nước giảm mạnh.
Năm 2012, dự báo nhập khẩu gạo của châu Phi khoảng 10,5 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2011. Nguồn cung dồi dào chính là nguyên nhân khiến một số nước như Benin, Guinea, Sierra Leone và Tanzania cắt giảm lượng gạo nhập khẩu. Tổ chức FAO cũng dự báo lượng gạo nhập khẩu của Ai Cập khoảng 100 nghìn tấn, giảm so với mức 350 nghìn tấn năm 2011.