Xiaomi thăng 46 hạng lên vị trí thứ 422 trong danh sách Global 500 năm 2020 từ vị trí thứ 468 năm trước, và vẫn giữ vị trí thứ 7 trong lĩnh vực Dịch vụ Internet và Bán lẻ, giữ nguyên từ năm trước.
Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10 tháng 8 năm 2020 – Tập đoàn Xiaomi (“Xiaomi” hoặc “Tập đoàn”; mã chứng khoán: 1810: Hong Kong) hôm nay công bố về việc công ty xếp hạng 422 trong danh sách Fortune Global 500 năm 2020, chỉ trong vòng một thập kỉ kể từ khi thành lập.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp tập đoàn công nghệ toàn cầu có tên trong danh sách. Đây cũng là công ty trẻ nhất trong danh sách 2019, xếp hạng thứ 468.
Đứng thứ 422 trong danh sách Fortune Global 500, Tập đoàn Xiaomi có doanh thu 29.795 tỷ USD (205.84 tỷ NDT) và lợi nhuận ròng 1.453 tỷ USD (34.8 tỷ NDT) trong năm tài chính vừa qua, tăng 34.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng đứng thứ 7 trong lĩnh vực Dịch vụ Internet và Bán lẻ.
Ông Lei Jun, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và CEO của Xiaomi chia sẻ: “Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập Xiaomi. Nhìn lại một thập kỷ qua, Xiaomi không thể nào đạt được thành công như ngày hôm nay nếu như không có sự hỗ trợ thân tình và vững chắc từ gần 19.000 đồng nghiệp trên toàn thế giới, Mi Fans, người dùng, đối tác kinh doanh và bạn bè.”
“Trong năm 2020 đầy bất thường, khi cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những thay đổi hoàn toàn, tôi càng muốn tất cả các bạn chấp nhận lòng biết ơn và cảm kích của tôi trong thời điểm khó khăn này. Tôi cũng muốn nhân cơ hội này nhấn mạnh chúng tôi vẫn giữ vững cam kết mang đến những sản phẩm sáng tạo tuyệt vời, ở mức giá trung thực và dễ tiếp cận nhất cho mọi Mi Fan và người dùng ở mọi nơi trên thế giới.” Ông Lei Jun cho biết thêm.
Là một công ty Internet tập trung vào điện thoại thông minh và sản phẩm phần cứng thông minh dựa trên cốt lõi là mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) thành lập vào tháng 4/2010, Xiaomi một lần nữa cũng có tên trong danh sách Fortune’s China 500 trong tháng 7, xếp hạng thứ 50, thăng ba hạng từ vị trí thứ 53 năm ngoái. Công ty cũng xếp hạng thứ 24 trong số 50 công ty sáng tạo nhất thế giới năm 2020, theo Boston Consulting Group, và đạt vị trí 384 trong bảng xếp hạng Forbes Global 2000 năm 2020.
Xiaomi tiếp tục chứng minh giá trị thương hiệu tiêu dùng lành mạnh và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào mô hình kinh doanh “triathlon”(3 môn phối hợp) độc đáo, và vị trí tiên phong trong kỷ nguyên 5G của công ty.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế IDC, tính đến tháng 6 năm 2020, Xiaomi vẫn là thương hiệu điện thoại thông minh đứng thứ 4 trên thế giới về doanh số bán hàng. Công ty cũng đã ươm mầm và đầu tư vào hơn 200 công ty, nhiều công ty trong số đó chuyên về phát triển về phần cứng thông minh. Do đó, Xiaomi đã xây dựng được nền tảng IoT tiêu dùng lớn nhất thế giới với khoảng 252 triệu phần cứng thông minh được kết nối, không bao gồm điện thoại thông minh và máy tính xách tay, vào cuối tháng 3 năm 2020.
Theo nghiên cứu thị trường quốc tế của Canalys, kể từ khi Xiaomi bắt đầu hành trình mở rộng toàn cầu khoảng 6 năm trước, tính đến tháng 6 năm 2020 về số lượng xuất xưởng thì Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh đứng Top 5 trên 50 thị trường, chiếm gần một nửa trong số 90 thị trường toàn cầu nơi hãng chính thức có mặt.
“Chúng tôi đã theo dõi và nhận thấy kết quả tốt trên các thị trường toàn cầu của mình trong năm 2020 cho đến quý II, và chúng tôi đang tập trung nguồn lực và nhân tài vào hành trình mở rộng toàn cầu mà chúng tôi đã bắt đầu sáu năm trước, hoàn thành sứ mệnh của mình là để cho mọi người trên thế giới có thể tận hưởng những sản phẩm sáng tạo tốt nhất có thể,” Ông Chew Shou Zi, tổng giám đốc thị trường toàn cầu Xiaomi, cho biết.
Ông cho biết thêm “Những tác động từ đại dịch đã được cảm nhận trong vài tháng đầu năm nay, nhưng khi các biện pháp ngăn chặn dần được thả lỏng, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi mạnh mẽ nhờ những nỗ lực của chúng tôi trong việc đảm bảo chuỗi sản xuất và cung ứng, hợp tác chặt chẽ với các đối tác trên toàn cầu, cũng như phát huy hết tiềm năng của hệ thống bán lẻ đa kênh online – offline của chúng tôi.”
Theo IDC, tính đến quý 2 năm 2020, Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh lớn nhất tại Ấn Độ về số lượng máy xuất xưởng trong quý 12 lần liên tiếp, với tổng thị phần đạt 29.4%.
Trong cả quý đầu tiên và quý thứ hai, Xiaomi đã trở thành thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Tây Ban Nha, với thị phần khổng lồ lần lượt là 28% và 37% sau hơn hai năm kể từ khi chính thức gia nhập vào tháng 11 năm 2017; cũng trong quý 2, chúng tôi đã vươn lên vị trí thứ 2 thương hiệu điện thoại thông minh tại Pháp, chiếm 15% thị phần và tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xiaomi cũng nỗ lực xây dựng và mở rộng mạng lưới bán lẻ mới hiệu quả cao, kết hợp cả kênh online và offline, tại thị trường nước ngoài. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019, đã có 520 cửa hàng Mi Home được ủy quyền ở nước ngoài, tăng 92.6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào đầu năm 2020, Xiaomi đã điều chỉnh chiến lược tổng thể của mình từ “Smartphone + AIoT” thành “5G+AI+IoT và siêu Internet thế hệ tiếp theo”, bằng cách đầu tư ít nhất 50 tỷ NDT trong 5 năm vào “5G + AIoT” để nỗ lực hơn với vị trí dẫn đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này. 5G không chỉ là về một thế hệ mạng điện thoại thông minh nhanh hơn, “5G + AIoT” thể hiện khả năng của Xiaomi trong việc cung cấp các dịch vụ trên toàn bộ các dòng sản phẩm. Nó cho chúng tôi cơ hội tiên phong trong các trường hợp ứng dụng AIoT. Chiến lược hoàn toàn phù hợp với DNA Internet của công ty để đảm bảo chiến thắng trong kỷ nguyên thông minh mới này.
Công ty đạt ngưỡng 10 tỷ NDT trong doanh thu bán hàng vào năm 2012, 100 tỷ NDT vào năm 2017 và tổng doanh thu của nó đã vượt quá 200 tỷ NDT vào năm 2019.
Fortune Global 500 hay còn được gọi là Global 500, là bảng xếp hạng hàng năm của 500 tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới do tạp chí Fortune tổng hợp và xuất bản trong 68 năm qua, được đo lường bằng doanh thu từ năm tài chính trước đó.
500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2020 đã tạo ra 33.3 nghìn tỷ đô doanh thu và 2.1 nghìn tỷ lợi nhuận vào năm 2019. Cùng với nhau, các công ty của năm nay sử dụng 69.6 triệu người trên toàn thế giới và được đại diện bởi 32 quốc gia và khu vực.