Đối với việc này, Vương Gia Vệ cảm thấy vui khi mọi người quan tâm đến bộ phim và với ông đó là một điều tốt nhưng ông sẽ không tham gia gì vào những tranh luận ấy, vì tất cả những điều Vương Gia Vệ muốn nói đã nằm gọn trong Nhất đại tông sư. Mười năm không phải là thời gian ngắn ngủi, bộ phim có thời gian chuẩn bị lâu nhất từ trước đến nay của Vương Gia Vệ. Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao ông làm phim chậm như thế. Vương Gia Vệ cười nói: “Thực ra không phải tôi làm chậm, mà là tôi tỉ mỉ, chỉ đơn giản như vậy thôi. Tôi muốn làm nhanh hơn bất kỳ ai hết”. Vào ngày 7-2 vừa qua, tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 63, Nhất đại tông sư được chọn làm bộ phim chiếu mở màn tại liên hoan, và giới truyền thông phương Tây đã không ngớt lời khen ngợi những hình ảnh đẹp hoàn mỹ của bộ phim.
Đánh giá dành cho bộ phim có hai chiều trái ngược nhau, ông có chú ý đến vấn đề này không? Cách nhìn của mọi người và điều ông muốn biểu đạt có giống nhau không?
Đối với đánh giá bên ngoài dĩ nhiên tôi có nghe nói đến. Điện ảnh là một sản phẩm, mỗi người xem xong đều có cảm nhận của riêng mình, hãy để cho khán giả tự đánh giá thì tốt hơn. Có người đánh giá về kết cấu của bộ phim, một số thì quan tâm đến chuyện tình cảm, cũng có người cho rằng bộ phim này tinh tế ra sao, tái hiện lại không khí thời Dân quốc, nhưng tôi thì cho rằng, bộ phim này quan trọng nhất là nói về võ lâm thời Dân quốc, võ lâm thì không thể thiếu võ công. Thách thức lớn nhất của bộ phim này là làm sao thể hiện được võ công. Lúc đầu tôi có trao đổi với Viên Hòa Bình (đạo diễn chỉ đạo võ thuật), tôi mong Nhất đại tông sư từ hình ảnh cho đến động tác đều có thể thấy được rõ mỗi một môn phái. Mỗi môn phái đều có thủ pháp và triết học của riêng mình, Diệp Vấn và Cung Nhị, nếu không phải từ nhỏ đến lớn luyện tập võ công rèn luyện phương pháp tư duy, nhân cách của họ sẽ không hoàn chỉnh.
Ông cho rằng phong cách môn phái sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của nhân vật?
Đúng vậy, anh chọn loại quyền nào, thì quyền lý và quá trình tập luyện của nó sẽ dần dần dung hợp vào con người anh thành một. Diệp Vấn kiên trì làm người chỉ có con đường trước mắt, không nhìn lại phía sau, bởi vì quyền lý của Vịnh Xuân là hồi đầu vô bờ. Tại sao tôi lại để cho Diệp Vấn và Cung Nhị đối lập, họ cũng là một âm một dương, đại diện cho hai thái độ sống, một loại người mắt luôn nhìn về phía trước, Cung Nhị luôn nhìn đằng sau, đến cuối cùng cô ta thà ở lại, bởi vì cả đời của cô luôn quay đầu. Cho nên vì sao Diệp Vấn nói cô ấy thiếu một sự chuyển mình, vì cô ta không bao giờ nhìn phía trước. Có nhiều khi quay đầu là một sự hồi tưởng, một sự suy tưởng, nhưng cũng có khi lại một sự hoài niệm.
Đất diễn của nhân vật Cung Nhị vượt qua cả Diệp Vấn gây không ít tranh luận. Có thể đa phần khán giả đến là để xem “Nhất đại tông sư Diệp Vấn”, vì sao ông lại có sự sắp xếp như vậy?
Về tỷ lệ đất diễn tôi không có tính toán chi tiết, nhưng đất diễn của nhân vật nhiều ít rất quan trọng. Cung Nhị là nhân vật tôi đặc biệt chọn lựa. Cô ta rất truyền kỳ, thời Dân quốc nhưng người phụ nữ như vậy có không ít. Đối với khán giả mà nói, Cung Nhị khá mới lạ, còn Diệp Vấn, những bộ phim trước đây quay đã nhiều, khán giả khá quen thuộc với nhân vật này. Trước đây khán giả quan tâm đến võ thuật của Diệp Vấn, nhưng tôi mong mọi người nhìn vào sự trưởng thành của anh ấy. Sự trưởng thành của Diệp Vấn không phải từ năm bảy tuổi, mà bắt đầu từ năm 40 tuổi. Điều thú vị nhất là Diệp Vấn trước 40 tuổi cái gì cũng có, nhưng từ sau 40 tuổi bắt đầu trở thành bàn tay trắng, điều duy nhất còn lưu lại trên người anh ta là tinh thần được võ thuật ban tặng.
Báo chí Hongkong có nói rằng ông hy vọng phiên bản hoàn chỉnh bốn tiếng đồng hồ của bộ phim có thể được ra mặt, thật sự có đúng vậy không?
Tôi nghĩ có lẽ là chuyện của rất nhiều năm sau nữa, cũng giống như phiên bản chung cực của Đông Tà Tây Độc (cười). Ý chính xác của phiên bản bốn tiếng là: những tư liệu tôi đã quay có thể cắt thành bốn tiếng, sẽ khiến cho câu chuyện của mỗi nhân vật được hoàn chỉnh, nhưng sắp xếp như vậy chưa chắc là một kết quả tốt nhất. Theo suy nghĩ của tôi nó giống như một cuốn tiểu thuyết chương hồi thời Dân quốc, lúc nhỏ xem tiểu thuyết võ hiệp của Bình Giang Bất Tiếu Sinh, mỗi một chương đều nói về một nhân vật, có thể nhân vật đó sang hồi sau sẽ không còn xuất hiện nữa, cũng sẽ tiếp tục không xuất hiện nữa. Cuộc đời cũng có chút giống như vậy. Tôi từng nghĩ sẽ cho Nhất đại tông sư dùng mười hồi nói mười nhân vật, nhưng tôi lo rằng khán giả sẽ không quen. Chúng tôi không có khả năng yêu cầu mọi người hy sinh bốn tiếng một ngày để xem bộ phim này, đặc biệt là khi anh vẫn chưa hiểu rõ bộ phim. Sau này có cơ hội chúng tôi sẽ làm bộ phim bốn tiếng, người nào muốn xem thì hãy đến xem.
Những bộ phim trước đây của ông, nhân vật đều nói chuyện với nhau rất đời thường, nhưng nhân vật trong Nhất đại tông sư nói chuyện cẩn thận khách sáo rất nhiều, đó là vì tại sao?
Nhân vật trong 2046, Tâm trạng khi yêu (In the mood of love) đều là những người xung quanh chúng ta, không thể nào trong cuộc sống nói những câu thoại lạ thường. Nhất đại tông sư nói về nhân vật võ lâm, những lời thoại thâm thúy như vậy không phải chúng tôi tự nghĩ ra, mà là khi tôi đi thăm các bậc thầy võ lâm họ vô tình nói ra như vậy. Họ là võ giả, nói chuyện luôn có chút đặc biệt khí khái. Nếu anh muốn quay về những tông sư võ thuật, mà thiếu đi những câu thoại như vậy, khán giả sẽ không nghĩ rằng đây thật sự là tông sư.
Cảm ơn ông.
Dương Thanh Vân lược dịch