Bước vào những phiên giao dịch của nửa sau tháng 8, thị trường tiếp tục tiến bước khá vững chắc. Tuần qua, với bốn phiên tăng và một phiên giảm điểm, VN-Index sau một thời gian dài tích lũy quanh vùng 600-610 đã có sự bứt phá để tăng từ 604,24 điểm lên 620,14 điểm, mức tăng 2,63%, tiệm cận mức đỉnh trong năm năm là 624 điểm. Thanh khoản tuần qua cũng chứng kiến bước nhảy vọt khi khối lượng giao dịch tăng từ 484,2 triệu lên 695,9 triệu đơn vị, giá trị giao dịch cũng tăng lên 14.697,7 tỉ đồng từ mức 9.102,7 tỉ đồng một tuần trước đó. Mức tăng xấp xỉ 50% này cho thấy đã có một dòng tiền lớn đổvào thị trường, khiến cho xu hướng tăng điểm hình thành ngày càng rõ nét. Khối các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng với giá trịkhoảng 200 tỉ đồng trong ba phiên đầu tuần. Tuy nhiên, ở hai phiên cuối tuần, khối này đã mua ròng giá trịkhoảng 151 tỉ đồng, chấm dứt 12 phiên bán ròng liên tiếp (từ ngày 5-8). Đã có một sự chuyển biến trong cách thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, qua việc tiếp tục bán ròng các mã cổ phiếu blue-chip và dẫn dắt thị trường như GAS, HPG, KDC, HAG,… trong khi mua ròng các mã PVD, VCB, DRC, PET, SAM,… Khối tự doanh của các công ty chứng khoán lại có động thái trái ngược khi tiến hành chốt lời, giá trị bán ròng là 14,2 tỉ đồng trong tuần qua.
Thị trường vẫn tiếp tục nóng lên với các thông tin nổi bật về những dự án thuộc lĩnh vực công nghệ và dầu khí. Trong địa hạt đầu tư, sau các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ là Samsung, Intel, LG,… đến lượt Microsoft tiến hành dời dây chuyền sản xuất điện thoại Nokia của mình sang Việt Nam. Việc này phần nào thể hiện sức hút của thị trường Việt Nam, song song đó sẽtạo cơ hội cho các công ty trong nước có hoạt động kinh doanh liên quan đến việc phân phối các sản phẩm di động như FPT, Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động…, do có thể giảm thiểu được chi phí vận chuyển cũng như nhập khẩu hàng hóa. Trong lĩnh vực dầu khí, hàng loạt thông tin về các dự án dầu khí của Việt Nam với các đối tác nước ngoài được công bố, như dự án thăm dò dầu khí của Việt Nam với Ấn Độ, việc phát hiện dầu và khí đốt tại một giếng dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam của công ty Nhật Bản, hay việc Nga đề xuất tăng vốn đầu tư vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất thêm tối đa 3 tỉ USD, đặc biệt là tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo có thể đạt được thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Exxon Mobil vào năm tới với tổng trị giá 10 tỉ USD. Đây là những thông tin hỗ trợ rất tốt cho các mã cổ phiếu của các công ty thuộc ngành dầu khí như GAS, PVD, PGS, PVS, PXS,… Việc các công ty trong lĩnh vực dầu khí có thể đạt được những khoản lợi nhuận lớn trong tương lai đã giúp các mã cổ phiếu này có thêm những phiên tăng giá mới.
Ngoài các cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, dòng tiền tuần qua cũng đã có sự chuyển dịch trở lại vào các cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán như HCM, SSI, VND,… sau khi một số công ty trong ngành thông báo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm tương đối khả quan. Ngoài ra, các công ty thuộc ngành dệt may nhưCông ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã TCM), Công ty cổ phần Mirae (mã KMR) cũng hưởng lợi sau thông tin về việc giá bông vẫn đang được giữở mức thấp. Thông tin này nhiều khả năng sẽ hỗ trợ các công ty trong ngành dệt may đạt được kết quả kinh doanh tốt trong những tháng cuối năm.
Chỉ ba tuần giao dịch của tháng 8 cũng đã có giá trị giao dịch xấp xỉ 84,6% tổng giá trị giao dịch của tháng 7, cộng thêm với việc gần 9.000 tỉ đồng cổ tức sẽ được chi trả trong tháng 8 đã khiến cho mức độgiao dịch ký quỹ mua chứng khoán (margin) tăng liên tục, đạt mức tăng trên 22%. Mức tăng này chỉ còn kém mức đỉnh đã thiết lập vào tháng 3 là khoảng 42,7%. Chính nguồn tiền này lý giải phần nào diễn biến giằng co của thị trường trong vùng 600-610 bất chấp việc khối ngoại bán ròng thời gian qua. Dù vậy, đây cũng chính là rủi ro tiềm ẩn của thị trường, một khi thị trường điều chỉnh thì tình trạng Call Margin có thể dẫn đến một sự điều chỉnh mạnh hơn do phản ứng dây chuyền.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (25-8), VN-Index đóng cửa tại mức 625,88 (tăng 5,74 điểm, tương đương 0,93%), tổng khối lượng giao dịch đạt 182,02 triệu đơn vị, giá trị giao dịch 3.515,61 tỉ đồng. Với số lượng mã cổ phiếu tăng giá nhiều hơn tổng số mã đứng và giảm giá (lần lượt là 148/75/66), thị trường vẫn đang tiếp tục đà hưng phấn có được từtuần trước. Tuy nhiên, sau nhiều phiên tăng trưởng nóng, dù cho khối lượng giao dịch tiếp tục giữ trên mức 3.000 tỉ đồng/phiên, thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh để tích lũy trước khi bước vào chu kỳ tăng tiếp theo.
Thành Huân