Giá trị của một nụ hôn không chỉ đơn thuần được xác định bởi ý nghĩa cảm xúc đối với những người đang chia sẻ nó. Mỗi nụ hôn đều có một bối cảnh văn hóa rất đặc trưng tùy theo mỗi quốc gia.
Nụ hôn đòi hỏi phải sử dụng tới 34 cơ mặt và 112 cơ tư thế. Một nụ hôn nồng nàn có thể đốt cháy 2 calorie mỗi phút. Muốn mang lại một nụ hôn thỏa mãn có thể là một kỳ công vì nụ hôn vốn có nhiều ý nghĩa cảm xúc hơn là tình dục. Andréa Demirjian, tác giả của quyển Hôn: Mọi thứ bạn từng muốn biết về một trong những niềm vui ngọt ngào nhất, nói: “Hôn là điều thân mật: Bạn có thể ở ngay trong không gian của tâm hồn bạn. Nó đạt đến cốt lõi của trái tim và tinh thần của bạn, bởi vì đó là một hình thức đáng yêu để thể hiện và cảm nhận được tình yêu cũng như cảm xúc”.
Một số nền văn hóa tin rằng nụ hôn không dễ dàng chia sẻ trong lúc nhất thời, đồng thời chúng cũng không được am hiểu một cách rộng rãi.
Những nụ hôn tội lỗi (châu Á)
Giống như nhiều khái niệm văn hóa khác, niềm tin về nụ hôn thay đổi theo thời gian. Vào thế kỷ 19, nụ hôn bị xem là phản cảm trong một số nền văn hóa châu Á. Theo nhà nhân chủng học thế kỷ 19 Paul d’Enjoy, những người dân ở Thái Lan và các quốc gia châu Á khác không thích hôn nhau bởi vì nó thường liên quan đến việc kết nối miệng của một người với một làn da của một người khác, trong những nền văn hóa này, nụ hôn được xem như một sự ghê tởm chẳng khác gì như chuyện ăn thịt đồng loại.
Hôn dưới cây tầm gửi (truyền thống của người Celtic)
Vì cây tầm gửi có thể phát triển mạnh ngay cả trong những mùa đông lạnh giá, người ta tin rằng nó có liên quan đến việc sinh sản. Đến thế kỷ 18, các thành viên của tầng lớp trung lưu Anh (và người hầu của họ) đã hôn nhau bên dưới cây tầm gửi Giáng sinh như một biểu tượng của tình yêu bền vững của họ, và hy vọng khả năng sinh sản bền bỉ của họ. Nếu một người phụ nữ từ chối lời đề nghị của người đàn ông trong khi cô đang đứng dưới cây tầm gửi, người Anh tin rằng cô sẽ gặp xui xẻo. Người đàn ông có thể nhổ một quả mọng từ cây tầm gửi cho mỗi nụ hôn mà anh trao cho người mình yêu. Khi anh đã hái được quả mọng cuối cùng, anh đã được trao cho nụ hôn cuối cùng.
Nụ hôn lễ mừng năm mới Hogmanay (truyền thống Scotland)
Nụ hôn đêm giao thừa lãng mạn là một biểu tượng của chủ nghĩa độc thân trong các nền văn hóa Bắc Mỹ và châu Âu. Những người độc thân có thể cảm thấy thua kém hơn trong các bữa tiệc đêm giao thừa, nhưng có lẽ đơn giản chỉ là do họ tổ chức lễ kỷ niệm ở khác quốc gia.
- Xem thêm: Vì sao chúng ta hôn?
Trong Hogmanay, lễ kỷ niệm đêm giao thừa của người Scotland, người ta hôn nhau trong phòng. Theo truyền thống của người Scotland, việc kỷ niệm một năm mới nên kết nối cả các bạn bè lẫn những người lạ, vì chắc chắn sẽ không thể thiếu những nụ hôn.
XO (Ancient Greece – Hy Lạp cổ) và Đế chế La Mã
Ở Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã, một nụ hôn có thể thay cho chữ ký. Những công dân Hy Lạp hoặc La Mã không biết đọc có thể hôn vào chữ X mà người ghi chép đã viết sẵn ở cuối tài liệu. Cả hành động và văn bản sẽ được coi như một ràng buộc pháp lý. Ngày nay người ta vẫn có thể niêm phong bức thư tình bằng một nụ hôn vì chữ X vẫn có thể tượng trưng cho nụ hôn.
Luật cấm hôn (Ai Cập)
Ở Ai Cập, hôn vào miệng của một người được xem là một hình thức dạo đầu. Không có hành động khiêu dâm nào được phép thực hiện ở nơi công cộng, bao gồm nụ hôn. Điều này không chỉ là một niềm tin văn hóa củng cố sự ngăn chặn các khuynh hướng tình dục cấm kỵ trong xã hội. Nó cũng là một vấn đề pháp lý. Một người hôn người mình yêu trên đường phố Ai Cập có thể phải đối mặt với việc bị phạt tiền hoặc bỏ tù vì một hành vi khiếm nhã công khai. Ngược lại, hai người lần lượt hôn nhau công khai trên má là thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau theo truyền thống văn hóa ở Ai Cập và các quốc gia Ả Rập khác.
Không hôn công khai (Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản)
Hôn là một biểu hiện thể chất của sự thân mật tình cảm ở một số nước châu Á. Mặc dù sự thể hiện tình cảm công khai đang trở nên phổ biến trong giới trẻ ở Nhật Bản, nhưng người Nhật thường coi những nụ hôn bằng miệng là thân mật và riêng tư. Ở Trung Quốc và Hồng Kông, bắt tay là một hình thức chào hỏi được ưa chuộng, trong khi hôn má được xem là khiếm nhã. Tuy nhiên, trái ngược với hôn, người Trung Quốc thường coi việc khạc nhổ là một hành vi công khai tự nhiên, mặc dù một số thành phố Trung Quốc đã cấm nhổ công khai sau đại dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2003.
Nụ hôn trong lễ cưới
Truyền thống của một cặp vợ chồng chia sẻ nụ hôn đầu tiên được quan sát thấy ở Đế chế La Mã. Đối với người La Mã, hôn một hợp đồng là một cách ràng buộc về mặt pháp lý để “đóng dấu” nó. Trước thế kỷ 19, hôn nhân không phải là biểu tượng của tình yêu và ham muốn tình dục của hai người. Đó là một hợp đồng giữa hai người mà họ tham gia để mang lại lợi ích xã hội và kinh tế xã hội cho gia đình và cộng đồng tương ứng của họ.
Do đó, các cặp vợ chồng La Mã mới kết hôn đã xác định hôn nhân của họ bằng một nụ hôn giống như cách họ sẽ xác định bất kỳ hợp đồng ràng buộc pháp lý nào khác. Ngược lại, các cặp vợ chồng theo Kitô giáo đã ký hợp đồng với Chúa khi họ kết hôn, tuyên hứa rằng sự kết hợp của họ là đoan chính và sinh ra những đứa trẻ. Linh mục Kitô giáo tượng trưng cho vai trò của Chúa trong một cuộc hôn nhân bằng cách trao một nụ hôn thánh cho chú rể, sau đó người này sẽ hôn cô dâu.
Hôn trên bậc thang đỏ (Mexico)
Theo truyền thuyết địa phương, có một đôi tình nhân ở Guanajuato, Mexico, sống ở hai phía đối diện nhau trong một con hẻm. Khi Ana, một cô gái Tây Ban Nha giàu có, và Carlos, một người thợ mỏ bần cùng, đã hôn nhau khi đứng trong không gian hẹp giữa hai ban công của nhà họ, cha của Ana vốn vẫn không tán thành mối quan hệ, đã bắt gặp. Ông cảnh báo rằng nếu ông còn thấy cô hôn Carlos lần nữa, ông sẽ giết cô. Không thể cưỡng lại sự hấp dẫn, đôi tình nhân lại gặp nhau ở cùng một chỗ. Khi họ hôn nhau, cha Ana xông thẳng đến và đâm chết con gái mình bằng dao găm.
- Xem thêm: 6 điều gì cần tránh khi hôn
Khi Carlos nhảy tới để che chắn cho Ana, anh rơi xuống chiếc cầu thang màu đỏ, nơi hai người vẫn hẹn hò’ anh bị gãy cổ ở bậc thang thứ ba. Theo truyền thuyết, linh hồn của Carlos vẫn theo dõi bất kỳ những người yêu nhau đương thời nào khi họ đứng trên bậc thang mà anh đã chết. Nếu họ hôn nhau khi đứng trên bậc thang đó, anh sẽ chúc phúc cho họ với 15 năm may mắn. Nếu họ đứng trên bậc thang mà không hôn, anh sẽ nguyền rủa họ với 7 năm vận xui.
Nụ hôn Pháp (Anh và Hoa Kỳ)
Pháp nổi tiếng là quốc gia lãng mạn vốn bắt nguồn từ sự phổ biến của tình yêu trang nhã trong thế kỷ 12. Tình yêu trang nhã là hình ảnh một tình yêu nồng nàn, trong sáng giữa một hiệp sĩ và một phụ nữ quý tộc. Đến thế kỷ 16, tuy tình yêu trang nhã không còn phổ biến nữa, nhưng danh tiếng về phong cách lãng mạn của Pháp đã được củng cố. Sau Thế chiến thứ hai, danh tiếng đó đã được quảng bá nhiều nhất. Khi những người lính Đồng minh Anh và Mỹ từ mặt trận trở về với gia đình sau khi đóng quân ở Pháp, họ thường trao cho người bạn đời của họ những nụ hôn theo kiểu Pháp.
Nụ hôn trong dạ hội hóa trang (nước Ý thời Phục hưng)
Ở Ý thời Phục hưng, những vũ hội giả trang là một thú tiêu khiển phổ biến đối với giới quý tộc, những người muốn sắp xếp những cuộc hẹn hò với sự ẩn danh. Hai nhân vật nổi tiếng nhất của thi hào Shakespeare là Romeo và Juliet đã gặp nhau lần đầu tiên tại một vũ hội giả trang ở Verona, Ý. Tuy nhiên, không phải tất cả những nụ hôn tại vũ hội giả trang đều là bí mật và đam mê. Vào nửa đêm, các đôi lứa sẽ tháo mặt nạ ra và hôn. Sự thừa nhận mang tính biểu trưng rằng hôn nhau không phải là một hành vi đáng xấu hổ để phải che giấu.