Khi dân số lão hoá nhanh, số người già làm việc mùa hè vì thu nhập ngày càng đông, chiếm chỗ của sinh viên. Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh xem việc tham gia công việc hè ở trường, làm tình nguyện viên hay tập sự có lợi cho việc xin vào đại học hơn là làm việc tại các cửa hàng, quán bar và những công việc thời vụ khác. Tờ báo sinh viên The Harvard Crimson của Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu những sinh viên vừa tốt nghiệp năm nay về thái độ của họ đối với chính trị, tình dục và công nghệ
Giáo dục Nhật Bản đổi mới để tồn tại
Một thống kê mới cho thấy số công việc mùa hè bên ngoài khuôn viên đại học đang giảm tại Nhật Bản. Nhiều trường học Nhật Bản đã áp dụng những quy định chặt chẽ về vẻ ngoài của học sinh và phản ứng của học sinh là rất khác nhau. Một cuộc khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật năm 2014 trên 1.811 phụ nữ cho thấy có 6,5% trong số họ từng là nạn nhân bị cưỡng hiếp, kể cả học sinh.
Nội qui nghiêm để thu hút thêm học sinh
Mới đây, một học sinh 18 tuổi đã kiện chính quyền địa phương sau khi trường học của cô nhiều lần nhắc nhở cô phải nhuộm mái tóc nâu tự nhiên thành tóc đen. “Mái tóc của tôi bị hỏng và da đầu bị nấm sau khi tôi nhuộm lại nó” – cô nói. Nữ sinh này sẽ phải chia tay với ngôi trường trung học gần thành phố Osaka nếu không đáp ứng được quy định mới của trường. Từ tháng 9.2017, trường trung học Kaifukan có quy định riêng là cấm học sinh nhuộm hoặc tẩy trắng tóc.
Dù người mẹ khẳng định con gái bà sinh ra tóc đã nâu, nhưng trường không đồng ý. Đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại 19.300 USD. Báo chí địa phương cho biết chính quyền tỉnh Osaka đã đề nghị toà án bác đơn kiện này. Nhiều trường học ở Nhật có quy định chặt chẽ về trang phục và vẻ ngoài của học sinh, kể cả tóc, trang điểm và độ dài cuả váy đồng phục.
Một cuộc khảo sát mới của tờ Asahi Shimbun cho thấy gần 60% trường trung học tại thủ đô Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc khác mầu đen phải nhuộm đen, trừ khi cha mẹ cung cấp được ảnh chứng minh từ khi còn rất bé tóc đã có mầu khác. Các qui định là nhằm thu hút nhiều học sinh đến trường mình trong tình hình số học sinh tại Nhật đang giảm dần do sinh xuất giảm và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các trường để tránh bị đóng cửa.
Giáo dục nữ sinh về bạo lực tình dục
Một bản kiểm tra bằng tiếng Nhật để đánh giá hiểu biết của nữ sinh về xâm hại tình dục được đưa lên trang web she.shiawasenamida.org từ tháng 5 qua là sáng kiến hợp tác của Shiawase Namida (Happy Tears), một tổ chức không doanh lợi tại Tokyo chuyên giúp đỡ các nạn nhân tình dục và Hội nghiên cứu đời sống và sinh sản (LBSA) chuyên về giáo dục sinh sản tại các trường học.
“Ý tưởng tạo nên cuộc kiểm tra đến từ mục tiêu của hai tổ chức trong việc tăng cường khả năng phán đoán và tự vệ cho phụ nữ, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi teen trong tình hình nhiều em không biết cách tự bảo vệ mình trước những gợi ý có liên quan đến tình dục và khủng bố tinh thần. Một số em đã bị trúng bài của bọn lừa đảo” – ông Hiromi Nakano, giám đốc Shiawase Namida nhận xét trong một cuộc họp báo.
Ban soạn thảo bài kiểm tra đã bỏ ra hai năm để tạo ra những câu hỏi nhạy cảm có thể được dậy nhưng không đi vào chi tiết tại trường. Bài kiểm tra nhấn mạnh đến việc đừng gửi hình ảnh cho kẻ chưa từng gặp mặt, dù chỉ là ảnh khuôn mặt, chụp cả người hay chụp chung với bạn bè vì hành động này có thể dẫn đến những rắc rối không lường. Lời khuyên được đưa ra cho câu hỏi “bạn trai của tôi có thể check điện thoại của tôi khi hai người gặp nhau công khai” là “không”, vì đòi xem điện thoại cũng là một dạng “bạo lực khi hẹn hò”.
Đòi đụng chạm, ôm ấp và mượn tiền cũng là dạng lợi dụng nên tuyệt đối tránh. Học sinh cũng được giải toả suy nghĩ sai lầm là cưỡng hiếp chỉ liên quan đến người lạ trong khi thực tế cho thấy, 75% vụ cưỡng hiếp là bởi người quen, trong đó có cả các thành viên gia đình và giáo viên. Sau khi hoàn tất bài kiểm tra, người trả lời được cấp chứng chỉ ghi có tên, giới tình và tuổi. Hồ sơ lưu có đánh giá trình độ hiểu biết của người tham gia để thuận tiện cho việc thống kê.
Sinh viên ít làm việc mùa hè hơn
Không chỉ là nguồn thu nhập tương đối, công việc mùa hè còn giúp tăng thêm kiến thức bên ngoài nhà trường, nhất là các học sinh xuất thân từ những gia đình thu nhập thấp. Các em học được thêm nhiều kỹ năng và giao tiếp xã hội không được dậy trong nhà trường cũng như tinh thần đồng đội, đạo đức nghề nghiệp, quan hệ chủ tớ và khả năng giải quyết vấn đề trong thế giới thực.
“Không ai trong chúng ta biết cách làm nhân viên tốt lúc mới bước vào thị trường việc làm nếu không trải nghiệm trước với công việc bán thời gian từ lúc còn ngồi ghế nhà trường” – Kathy Kristof, biên tập viên SideHusl, trang web chuyên theo dõi tuyển dụng nói. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp không được chuẩn bị để đáp ứng mong đợi của giới chủ. Trong khi 89,4 % sinh viên mới tốt nghiệp tại Nhật Bản đánh giá họ thành thạo về ý thức đạo đức và tính chuyên nghiệp, chỉ có 42,5% giới chủ được khảo sát đồng ý như thế.
“Dù bạn là sinh viên tốt nghiệp hạng khá nhưng nếu chưa bao giờ tiếp cận với công việc nào trước đó bạn sẽ thua kém những người có được trải nghiệm này khi đi vào thị trường nghề nghiệp. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề của họ tốt hơn bạn” – Andrew Challenger, phó chủ tịch công ty Challenger, Gray & Christmas nói. Việc làm mùa hè chính là cơ hội để sinh viên tăng cường kỹ năng xã hội và ký năng nghề nghiệp. Tiếc thay, tỉ lệ này ngày càng thấp ở nhiều nước, và chỉ cỏn 40% tại Nhật Bản.
Phút nói thật của các sinh viên Harvard
Viện Đại học Harvard vừa xuất xưởng một nguồn nhân lực mới cho nhiều công việc đòi hỏi “chất lượng” cao khi mùa hè này có thêm nhiều sinh viên tốt nghiệp từ đại học Mỹ thuộc số top đầu này. Nhưng nếu đây là thế hệ mới của các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp thì họ có những niềm tin và trải nghiệm gì lúc còn ngồi ghế đại học? Sau đây là 10 phát hiện thú vị của tờ Harvard Crimson về các sinh viên ưu tú sắp sửa đi vào thị trường lao động từ một ngôi trường danh giá nhất thế giới.
Một thế hệ lo âu
Trong những sinh viên mới ra trường năm 2018, 41% từng phải nhờ đến dịch vụ y tế công của trường trợ giúp sức khoẻ tâm thần. 15% tìm sự giúp đỡ cả bên ngoài đại học. Đây là một nhắc nhở nghiêm túc cho các sinh viên sắp nhập học vào thời kỳ có nhiều quan tâm về stress và áp lực phải học tốt trong trường.
Trinh tiết
Chỉ có hơn 1/5 sinh viên rời Harvard là còn “đồng trinh”. Số tương tự chưa bao giờ có bạn tình trong suốt thời gian học đại học. Đối với những người có bạn tình, 69% dùng các ứng dụng hẹn hò có sẵn trên mạng để tìm đối tượng. Hơn 1/5 sinh viên vừa tốt nghiệp cho biết họ từng bị quấy rối tình dục vào một thời điểm nào đó khi còn đi học.
Không thích Tổng thống Donald Trump
Xét về mặt chính trị, các sinh viên vừa tốt nghiệp vào Đại học Harvard trong kỷ nguyên Obama nên không có gì ngạc nhiên khi họ chống đối chính sách của tổng thống đương nhiệm Donald Trump. 72% cho rằng nước Mỹ đang di chệch hướng. Chỉ có 3% bỏ phiếu và ủng hộ Trump. 2/3 tự cho mình là người theo chủ nghĩa “tự do” hay “rất tự do”.
Tự do ngôn luận tại đại học
Có các dấu hiệu cho thấy nhiều sinh viên Harvard đã tự kiểm duyệt những gì mình đọc trên mạng thay vì xem “đa chiều” và tranh luận công khai với đối phương. Khoảng 2/3 sinh viên không muốn bày tỏ quan điểm chính trị của mình trong khuân viên trường vì ngại xúc phạm đến người khác một cách không cần thiết. Thái độ này thấy rõ nhất ở nhóm sinh viên ủng hộ đảng Cộng hoà. Tuy nhiên, gần phân nửa sinh viên cho biết họ sẵn sàng đưa ra những dấu hiệu cảnh báo nếu bài giảng của giáo sư gây bối rối hay xúc phạm họ.
Uống rượu là điểm chung của sinh viên
Rượu là thứ không phân biệt xu hướng chính trị xã hội của sinh viên và được hầu hết sinh viên Harvard sử dụng khi cần. Ngay cả những sinh viên mẫn cán và chăm chỉ vẫn thích uống rượu. Hơn 90% sinh viên tốt nghiệp thừa nhận họ có uống rượu lúc còn ngồi ghế nhà trường và đa số một tuần uống một lần. Nhưng thuốc lá lại là vấn đề khác khi số sinh viên hút thuốc thường xuyên không cao. Có đến ¾ sinh viên được hỏi khẳng định họ chưa bao giờ cầm điếu thuốc để hút. Số sinh viên thử cần sa cannabis đông hơn thuốc lá.
Về súng
Tỉ lệ chống súng của giới trẻ Mỹ đang ở mức cao sau khi xảy ra liên tiếp những vụ thảm sát trong sân trường. Sinh viên Harvard cũng có thái độ như thế. Họ kêu gọi chính quyền hãy hạn chế súng cá nhân với gần 90% muốn kiểm soát chặt chẽ súng hơn nữa.
Bội thực iPhone
Nhiều sinh viên Harvard chìm ngập hoàn toàn trong kỷ nguyên kỹ thuật số khi hầu như tất cả sinh viên mới tốt nghiệp đều có ít nhất là một smartphone mang theo mình. Smartphone, đặc biệt là iPhone, được rất nhiều sinh viên sử dụng thường xuyên. iPhone chiếm ưu thế, được 87% sinh viên rời Harvard sử dụng. 80% dùng thêm một thiết bị khác của Apple.
Gian lận trong học tập
Đại học Harvard có hẳn một bản quy tắc và ứng xử đạo đức riêng cho sinh viên với cam kết không có ai gian lận trong học tập. Nhưng cuộc khảo sát cho thấy hành vi gian lận vẫn còn và không phải cá biệt. Cứ 10 sinh viên lại có 2 người thú nhận từng gian lận vào một thời điểm nào đó. Rất ít sinh viên gian lận cho biết từng bị phát hiện.
Đầu vào đại học
Đầu vào các đại học nổi tiếng luôn là đề tài tranh cãi. Hơn 60% đồng ý xét tuyển ưu tiên một số học sinh thuộc các nhóm thiểu số. Số sinh viên da đen và Mỹ La tinh ủng hộ nhiều nhất ý tưởng này trong khi số sinh viên da trắng và châu Á lại không.
Vào đời
Những sinh viên vừa tốt nghiệp năm nay sẽ bước vào kỷ nguyên phân cực của nước Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Nước Mỹ hiện nay cũng phân chia về địa chính trị. Các sinh viên mới tốt nghiệp sẽ không dàn trải trên cả nước túm tụm tại 3 bang New York, Massachusetts và California. Các sinh viên rời Harvard thường ở lại miền Đông Bắc nước Mỹ hay đến California. Khoảng 1/10 cho biết sẽ ra nước ngoài. Địa điểm họ thích nhất sau đại học là các khu vực công nghệ, tư vấn và tài chính. Nhưng nếu hỏi cho trước bức tranh về cách kiếm tiền ngay sau khi tốt nghiệp, 60% sinh viên mới tốt nghiệp vẫn còn mong cha mẹ giúp đỡ về tiền nong lúc mới ra trường.