Tập đoàn SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng khả quan trong năm tài chính 2021 trước áp lực lạm phát, chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao, cũng như trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn.
Đây cũng là kết quả của chiến lược chuyển đổi mô hình kinh doanh bắt nhịp với 3 đại xu hướng toàn cầu, bao gồm: tích hợp chiến lược ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản lý minh bạch) vào hoạt động kinh doanh; tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu khách hàng, giúp giảm chi phí sản xuất và thúc đẩy thương mại điện tử; phát triển các giải pháp sáng tạo mới để đáp ứng xu hướng chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tập đoàn SCG sẵn sàng thực hiện cam kết đối với an sinh xã hội để giảm sự bất bình đẳng và tăng thu nhập cho các cộng đồng tại Thái Lan và các nước Đông Nam Á.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của SCG công bố kết quả hoạt động kinh doanh trước kiểm toán của tập đoàn trong năm tài chính 2021 ghi nhận Doanh thu bán hàng đạt 380.145 tỷ đồng (16,576 tỷ USD), tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ cải thiện kết quả của tất cả hoạt động kinh doanh, đặc biệt do giá và sản lượng các các sản phẩm hóa dầu tăng. Tổng lợi nhuận của năm là 33.829 tỷ đồng (tương đương 1,475 tỷ USD), tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự tăng trưởng của ngành Hoá dầu.
Doanh thu từ các Sản phẩm Giá trị Gia tăng cao (High Value-Added Products & Services – HVA) của SCG trong năm 2021 đạt 130.364 tỷ đồng (5,707 tỷ USD), tương đương 34% tổng doanh thu bán hàng. Ngoài ra, lĩnh vực Phát triển Sản phẩm Mới (New Product Development – NPD) và các Giải pháp Dịch vụ (Service Solutions) lần lượt chiếm 15% và 5% tổng doanh số bán hàng.
Trong báo cáo Kết quả hoạt động Kinh doanh Quý 4 năm 2021, tổng doanh thu bán hàng đạt 95.111 tỷ đồng (4,274 tỷ USD), tăng 8% so với quý trước do tình hình hoạt động kinh doanh được cải thiện ở tất cả các mảng. Lợi nhuận trong kỳ là 5.538 tỷ đồng (249 triệu USD).
Bên cạnh đó, doanh thu của SCG từ các đơn vị kinh doanh khác ngoài Thái Lan, bao gồm cả doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan, đạt 161.924 tỷ đồng (7,595 tỷ USD) trong năm tài chính 2021, chiếm 46% tổng doanh thu từ bán hàng, cao hơn 44% so với năm trước.
Thông tin về SCG tại khu vực ASEAN (Ngoại trừ Thái Lan)
Về hoạt động kinh doanh của SCG tại khu vực ASEAN (ngoại trừ Thái Lan), doanh thu bán hàng trong quý 4 năm 2021 được ghi nhận tăng 62% so với cùng kỳ năm trước, đạt 28.301 tỷ đồng (1,242 tỷ USD), và chiếm 29% tổng doanh thu bán hàng của SCG. Kết quả này bao gồm doanh thu từ các hoạt động kinh doanh tại mỗi thị trường Đông Nam Á và nhập khẩu từ Thái Lan. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng giá trị tài sản của Tập đoàn SCG đạt 587.782 tỷ đồng (25,795 tỷ USD), trong khi tổng tài sản của SCG tại khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Thái Lan) là 266.535 tỷ đồng (11,697 tỷ USD), bằng 45% tổng tài sản hợp nhất của SCG.
Dựa trên báo cáo Kết quả Kinh doanh Quý 4 năm 2021, tổng tài sản của SCG tại Việt Nam đạt 146.794 tỷ đồng (6,442 tỷ USD), tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu từ hoạt động của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP). Tập đoàn ghi nhận doanh thu bán hàng Q4/ 2021 là 10.033 tỷ đồng (440 triệu USD), tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu từ doanh thu xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam.
Năm 2021, doanh thu từ hoạt động bán hàng của SCG tại Việt Nam đạt 35.001 tỷ đồng (1,526 tỷ USD), tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tới từ hoạt động của các doanh nghiệp mới sáp nhập của ngành Bao bì, Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC) và Công Ty TNHH Nhựa Và Hóa Chất TPCVINA thuộc ngành Hóa dầu, cũng như việc bán hàng xuất khẩu từ Thái Lan và các nước Đông Nam Á sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, SCG tiếp tục hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch COVID-19 khi kịp thời trao tặng thiết bị xét nghiệm PCR trị giá hơn 9 tỷ đồng cho Hà Nội và giường làm từ giấy tái chế cho các tỉnh Tây Nam Bộ. Hơn thế nữa, tập đoàn còn triển khai chương trình trọng điểm, học bổng SCG Sharing The Dream, nhằm mở rộng cơ hội học tập cho gần 300 học sinh trung học và đại học trên toàn quốc với giá trị lên đến 2,1 tỷ đồng. Ngoài ra, SCG cũng khẳng định vị trí dẫn đầu về phát triển bền vững với 6 công ty thành viên được vinh danh trong top 100 công ty bền vững được đánh giá thông qua Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index-CSI), một trong những chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững uy tín nhất tại Việt Nam do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.
Ông Roongrote cho biết, “Trong suốt năm 2021, nền kinh thế thế giới đã chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng chi phí năng lượng và nguyên liệu thô, lạm phát và dịch COVID-19, tuy nhiên, SCG đã và đang vững vàng tăng tốc chuyển đổi các hoạt động kinh doanh. Kết quả là, tập đoàn đã duy trì mức tăng trưởng đáng kể trong năm qua bằng cách điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo ba đại xu hướng toàn cầu, bao gồm: tích hợp chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh; tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; và phát triển các giải pháp sáng tạo để đáp ứng xu hướng chăm sóc sức khỏe và nâng tầm chất lượng cuộc sống.”
Tích hợp chiến lược ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, và Governance – Quản trị minh bạch) vào hoạt động kinh doanh. SCG đã áp dụng chiến lược ESG 4 Plus, bao gồm bốn cách tiếp cận: Hướng đến phát thải ròng bằng không (Set Net-Zero), Phát triển Xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality), Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration), với tiêu chí công bằng và minh bạch được xem như khuôn khổ phát triển tiêu chuẩn cho các hoạt động kinh doanh toàn cầu của tập đoàn, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc (SDGs) và chiến lược Nền kinh tế BCG (Nền kinh tế Xanh, Tuần Hoàn và Sinh học – Bio, Circulation and Green Economy) của chính phủ Thái Lan. SCG đã cam kết đầu tư ban đầu lên đến hơn 47 nghìn tỷ đồng (70 tỷ baht Thái) cho tới năm 2030 để cải thiện quy trình sản xuất và phát triển các ngành kinh doanh thải carbon thấp nhằm đạt mục tiêu net-zero (phát thải khí nhà kính bằng 0) vào năm 2050. Trong năm 2021, SCG đã giảm lượng phát thải khí nhà kính còn 1,3 triệu tấn CO2 (giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020) và tăng tỷ trọng doanh số bán sản phẩm mang thương hiệu SCG Green Choice từ 33% vào năm 2020 lên 41% vào năm 2021.
Tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng và gia tăng giá trị nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian, đồng thời tăng hiệu suất hoạt động. Một số ví dụ về những giải pháp công nghệ nổi bật của SCG bao gồm Công nghệ Bản sao Số (Digital Twin technology), trợ lý ảo hỗ trợ đánh giá và sửa đổi hiệu quả các mô hình sản xuất; Giải pháp xanh CPAC (CPAC Green Solution) áp dụng công nghệ kỹ thuật số để tối ưu hóa hiệu quả xây dựng; sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số để quản lý mạng lưới phân phối lớn nhất, bao gồm ứng dụng “Prompt Plus”, nền tảng thương mại điện tử về vật liệu xây dựng cho hơn 9.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và “Rak Mao”, nền tảng mua sắm điện tử vật liệu xây dựng cho hơn 50.000 khách hàng, bao gồm cả các nhà phát triển và các nhà thầu vừa và nhỏ trên khắp Thái Lan.
Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng bao gồm phát triển các giải pháp sáng tạo để đáp ứng xu hướng chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống, ví dụ như Khoang cách ly cho Vận chuyển Hàng không sử dụng vật liệu nhựa y tế cải tiến, túi giặt quần áo hòa tan để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân; Giải pháp Tòa nhà Thông minh (Smart Building Solution) – giải pháp quản lý hệ thống tòa nhà sáng tạo sử dụng công nghệ IoT để cải thiện chất lượng không khí và tiết kiệm năng lượng; Giải pháp tường siêu sạch (Ultra Clean Wall Solution) – sáng kiến về tấm xi măng thông minh giúp căn phòng luôn sạch sẽ, không xuất hiện vi khuẩn gây bệnh; Máy lọc không khí ion hóa sinh SCG (SCG Bi-Ionization Air Purifier) – giúp loại bỏ vi khuẩn và vi-rút trong nhà và các tòa nhà lớn; Giải pháp ngói lợp năng lượng mặt trời SCG (SCG Solar Roof Solutions) – có thể tạo ra điện từ mái nhà và mái nhà khu vực đỗ xe để giúp giảm chi phí điện năng và tận dụng điện cùng các phương tiện sử dụng điện khác.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho việc tăng giá năng lượng và nguyên vật liệu thô do lạm phát. Khi sức mua bắt đầu phục hồi, thị trường sẽ nỗ lực đẩy giá hàng hóa và dịch vụ tăng cao. Do đó, chiến lược kinh doanh trong từng ngành phải được tối ưu hóa, kế hoạch tài chính rõ ràng để đối phó với tình hình lãi suất tăng, luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng, trước tiên doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ số. Ông Roongrote cho biết, “SCG đã đưa ra các chiến lược kinh doanh để thích ứng với tình trạng lạm phát và tạo dựng tăng trưởng dài hạn trong mỗi hoạt động kinh doanh của công ty theo ba đại xu hướng toàn cầu.”
Ngoài ra, tập đoàn SCG cam kết đóng góp cho xã hội theo các chiến lược ESG nhằm giảm thiểu bất bình đẳng. Để hỗ trợ những người thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tập đoàn đã thiết lập các chương trình phát triển kỹ năng theo yêu cầu với hơn 3.000 người tham gia và dự tính đạt 20.000 người tham gia vào năm 2025. Một số chương trình đào tạo bao gồm nâng cao kỹ năng cho các tài xế xe tải thông qua Trường Phát triển Kỹ năng SCG, cung cấp cơ hội việc làm cho những người thợ sửa xe thông qua ứng dụng Q-Chang, hoặc hỗ trợ người dân phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực chế biến sản phẩm và thương mại điện tử trực tuyến/ ngoại tuyến thông qua Dự án Sức mạnh Cộng đồng và phát triển trợ lý y tá, bác sĩ nha khoa và người chăm sóc người cao tuổi thông qua dự án Học tập tăng thu nhập của Quỹ SCG.
Hơn nữa, SCG còn cung cấp học bổng giáo dục cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên khắp khu vực Đông Nam Á để hỗ trợ các em theo đuổi những ước mơ nghề nghiệp như trở thành bác sĩ, y tá, kỹ sư và giáo viên…. Hơn thế nữa, SCG cũng tuyên truyền cho cộng đồng về quản lý nước sạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước cho hoạt động sinh hoạt và canh tác, từ đó sẽ tăng năng suất để duy trì thu nhập ổn định. Ngoài ra, SCG đã cung cấp các sáng kiến phục vụ công cuộc phòng chống COVID-19 trị giá lên đến hơn 300 tỷ đồng (470 triệu baht Thái) cho Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á.