Trong một mối quan hệ, sở thích của mỗi người tạo sự thăng hoa, giúp mối quan hệ không đi vào lối mòn của đơn điệu và nhàm chán.
Thế nhưng, vào một thời điểm nào đó sở thích có thể là nỗi “ám ảnh” phá vỡ cuộc sống hôn nhân mà bạn không thể ngờ đến.
Theo các chuyên gia tâm lý, với những cặp vợ chồng có sở thích khác nhau thì đây là cách để họ cảm thấy được tự do, thư giãn và thể hiện chính mình. Nếu quan tâm đến một sở thích nào đó thì bạn đời của họ sẽ bị ảnh hưởng, còn ngược lại thì cô/anh ấy chẳng quan tâm đến sở thích của bạn.
- Xem thêm: Tương tác tích cực trong hôn nhân
Vậy sở thích và hôn nhân có mối liên hệ ra sao? Nhiều cặp đôi cho rằng sở thích là vấn đề chính gây ra bất hòa và xung đột giữa hai người. Thế nhưng, sở thích hoàn toàn “vô can”, chỉ là do vợ chồng không biết dành thời gian cho nhau. Nếu chỉ vì sở thích riêng mà bạn đời bắt đầu bỏ qua thời gian dành cho bạn, sẽ tạo cảm giác giống như bạn bị tách rời khỏi cô/anh ấy, khiến bạn phải chịu sự tổn thương về mặt tinh thần.
Một khi tinh thần bị ảnh hưởng, mối quan hệ giữa hai người ít nhiều cũng ảnh hưởng theo. Để thay đổi tình thế, cả hai cần dành thời gian để ngồi lại, cùng nói ra những cảm nhận của nhau để tìm cách đối phó với sự mất cân bằng này.
Cách thức cân bằng không có gì khó, chỉ cần biết chấp nhận những sở thích của bạn đời, để cô/anh ấy được tự do và thoải mái với sở thích riêng, thay vì nhận xét hay phê bình chúng. Thỏa hiệp với những sở thích của bạn đời cũng là một “kế sách” hay, chẳng hạn như nói với bạn đời rằng bạn cần cô/anh ấy dành thêm thời gian cho mình, muốn có những buổi tối hẹn hò bên nhau và xem lại liệu sở thích của cô/anh ấy có chiếm quá nhiều thời gian dành cho gia đình.
Khi bạn đời không thể thay đổi sở thích của cô/anh ấy, hãy cùng tham gia và đánh giá cao sự quan tâm mà cô/anh ấy dành cho sở thích của mình. Bạn cũng có thể tìm cách phát triển những sở thích riêng, như là tạo một cơ hội để làm những thứ mình muốn, mà trước đây từng bị gián đoạn hay bỏ lỡ.
Tuy vậy, khi bạn bắt đầu một sở thích mới, đừng cố ép bạn đời phải “yêu” sở thích của bạn. Bởi mỗi người có sở thích riêng và mối quan tâm khác sẽ vẫn tốt hơn.
- Xem thêm: Tìm sự cân bằng khi sống chung
Thỉnh thoảng, hãy cùng tham gia sở thích của bạn đời để tạo sự gắn kết, mặc dù bạn không quan tâm đặc biệt đến sở thích của cô/anh ấy hay bất cứ một sở thích nào khác. Nếu cả hai có cùng sở thích, cách tốt nhất là cùng tham gia để tạo sự gắn kết. Hoặc là bày tỏ sự quan tâm đến sở thích của bạn đời để cô/anh ấy cảm nhận được rằng bạn luôn bên cạnh để ủng hộ.
Cân bằng sở thích là một phần quan trọng để duy trì mối quan hệ lâu dài và lành mạnh. Vậy nên, bất cứ sự mất cân bằng nào về sở thích sẽ dẫn đến những rắc rối. Một mối quan hệ luôn cần biết cho và nhận. Một khi bạn biết cho đi thì sẽ nhận được sự cảm kích từ bạn đời và ngược lại.
Hãy cùng bạn đời nói ra những tâm tư, thầm kín trong lòng, để cô/anh ấy hiểu và cùng bạn chia sẻ những sở thích riêng. Có như vậy, mọi thứ mới diễn ra suôn sẻ trước khi vấn đề chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho cả hai. Điều này giúp vợ chồng tiếp cận vấn đề dựa trên quan điểm sáng suốt và có giải pháp cởi mở hơn dành cho nhau.