Sau sự bùng phát của dịch Covid-19, nhiều ngân hàng Việt Nam chạy đua thực hiện chuyển đổi số, một số nhà băng liên kết dịch vụ với đối tác thứ ba, mở rộng hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt. Sự vào cuộc tích cực này đã giúp các ngân hàng “ghi điểm” nhờ đem lại lợi ích tối đa cho người dùng.
Thói quen mua sắm của người dân thay đổi 360 độ
Tưởng chừng dịch Covid-19 là lý do chính “bắt buộc” người tiêu dùng phải từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt. Nhưng, nhiều người tiêu dùng thừa nhận chính tiện ích của phương thức thanh toán không tiền mặt đã giữ chân họ và hình thành thói quen mới.
Là người tiêu dùng trẻ, Hoàng Linh, 23 tuổi, đang làm việc cho một công ty có có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội gần như không còn sử dụng tiền mặt cho hoạt động mua sắm, tiêu dùng hàng ngày. “Công ty trả lương qua thẻ nên ngay cả những giao dịch đơn giản như thanh toán tiền điện, nước, Internet đều xử lý qua app. Với các khoản thanh toán nhỏ hơn như mua cà phê, trà sữa, đi taxi… tôi cũng có thể dễ dàng dùng thẻ tín dụng”, Linh chia sẻ.
Không những thế, theo cô gái trẻ này, lợi ích của hình thức thanh toán không tiền mặt là các nhà cung cấp, ngân hàng thường xuyên tung ra ưu đãi, từ giảm giá đến tặng quà, thưởng điểm, hoàn tiền… giúp tiết kiệm một khoản kha khá cho những người “nghiện” mua sắm.
Theo ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, có tới 80% tổng số giao dịch mua sắm sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt được thực hiện bởi người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34. Số lượng giao dịch qua ví AirPay của người dùng trên 50 tuổi cũng tăng 15% trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19. Người dùng lớn tuổi thường khó thích nghi với hình thức thanh toán số hóa, chính vì vậy xu hướng phổ biến này đã cho thấy ưu điểm về tính tiện lợi, dễ sử dụng của ví điện tử.
Rõ ràng, các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán qua thẻ đã không còn đơn thuần là tra cứu số dư, chuyển tiền hay chi trả các dịch vụ sinh hoạt không dùng tiền mặt, những công cụ này còn có vai trò như “thanh bảo kiếm” cung cấp hàng trăm tiện ích, tính năng, dịch vụ đáp ứng gần như mọi nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dùng mọi lúc mọi nơi. Thói quen không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam đang thay đổi ngoạn mục.
Ngân hàng trong xu thế “không tiền mặt”
Nắm bắt xu thế không thể đảo ngược này của thời đại, để khuyến khích thêm nhiều người chuyển sang hình thức thanh toán trực tuyến, ngoài việc gia tăng các ưu đãi, các ngân hàng đã liên kết dịch vụ với đối tác thứ ba, tạo nên hệ sinh thái số bao gồm hàng trăm sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích tối đa cho người dùng.
Mới đây, VPBank đã “bắt tay” hợp tác với Shopee – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á và Đài Loan, và Visa ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu VPBank – Shopee. Theo đó, người dùng dòng thẻ này sẽ nhận được nhiều quyền lợi độc quyền như freeship quanh năm và hoàn tiền lên đến 10% khi thanh toán tại Shopee, NowFood, Grab.., cùng nhiều quà tặng trực tuyến, trải nghiệm kỹ thuật số tiên tiến.
Ông Phùng Duy Khương – Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân VPBank, cho biết dòng thẻ tín dụng VPBank – Shopee là công cụ hoàn toàn mới để khách hàng tận hưởng niềm vui mua sắm trọn vẹn hơn, tiện lợi hơn với nhiều tính năng vượt trội.
“Thông qua quy trình mở thẻ được số hóa 100%, người dùng có thể đăng ký mở thẻ ngay trên ứng dụng Shopee và được VPBank cung cấp một thẻ ảo để chi tiêu chỉ sau 1 đến 2 giờ đồng hồ. Qua đó, người dùng sẽ có thể tận dụng các ưu đãi mua sắm trong những sự kiện mua sắm lớn của Shopee mà không cần chờ đợi thẻ vật lý thông thường”, vị lãnh đạo nhà băng này cho biết.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, dòng thẻ VPBank – Shopee ra mắt là bước đột phá mới không những cho sản phẩm thẻ tín dụng trên thị trường mà còn khẳng định sự bắt kịp xu hướng, bắt kịp thói quen tiêu dùng của giới trẻ từ VPBank khi “đánh” vào mảng thương mại điện tử Việt Nam – “miếng bánh” còn nhiều dư địa cho các tổ chức tài chính khai thác.
Các chuyên gia cũng đồng ý rằng khi các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sự kết nối, mạng lưới này sẽ tạo nên hệ thống hữu cơ khổng lồ giữa các sản phẩm và dịch vụ khác nhau, từ đó mang lại giá trị thặng dư lớn hơn rất nhiều cho khách hàng so với việc sử dụng các dịch vụ đơn lẻ. Ngoài sự tiện lợi, việc đặt mua sản phẩm, hàng hóa từ các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ ngân hàng còn giúp người dùng yên tâm bởi sự đảm bảo vững chắc, an toàn từ phía đơn vị cung cấp tài chính.