Làm thế nào để xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ gia đình? Thực tế là không có liều thuốc kỳ diệu nào có thể xây dựng được niềm tin. Thế nhưng, có những cách tinh tế mà vẫn hiệu quả, khi được thực hiện hằng ngày, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin của một gia đình.
Chuyên gia tâm lý người Mỹ, Lynn Scoreby, chia sẻ: “Niềm tin cần có tình yêu vô điều kiện và một trong những yếu tố quan trọng nhất của một gia đình yêu thương và hạnh phúc là niềm tin giữa các thành viên”. Vậy nên, hãy giao tiếp bằng cảm xúc chân thành của bạn. Bởi thể hiện cá tính sẽ giúp những người thân tin tưởng vào bạn.
- Xem thêm: Gắn kết tình cảm gia đình
Trung thực với những cảm xúc bản thân trong mọi trường hợp, mọi người sẽ tin những gì bạn nói, cho dù họ có hay không đồng ý với bạn, kèm theo thể hiện cảm xúc một cách khéo léo để tránh gây tổn thương cho người khác. Sử dụng các kỹ năng lắng nghe khi nói chuyện cho thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe họ.
Đây là cách xây dựng niềm tin, bởi lắng nghe thể hiện sự quan tâm của bạn đối với những lời nói của họ. Các kỹ năng lắng nghe bao gồm tiếp xúc bằng ánh mắt, không ngắt lời và thỉnh thoảng gật đầu đồng ý. Hơn nữa, những câu đại loại như bạn hiểu được vấn đề còn phản ánh những gì mọi người nói khi họ đưa ra một quan điểm.
Để phát triển mối quan hệ tin tưởng, hãy trở thành người đáng tin cậy, một người mà người khác có thể tin cậy. Giống như cách xây dựng các mối quan hệ, nên bắt đầu từ chính bạn. Hãy thể hiện uy tín, sự trung thực và tin cậy trong việc làm và tình cảm của bạn.
Thực hiện đúng lời hứa là cách để tăng giá trị cho lời nói của bạn. Bởi lời hứa còn tạo được niềm tin trong các mối quan hệ gia đình. Ngược lại, nếu phá vỡ một lời hứa, cần chắc rằng bạn có lý do để giải thích cho điều ấy. Những gia đình sở hữu nhiều mối quan hệ tích cực là khi các thành viên cư xử với nhau một cách vị tha, biết sống cho những người khác thay vì lợi ích cá nhân.
Việc giúp đỡ các thành viên gia đình khi gặp tình huống khó khăn là một ví dụ của sự vị tha. Khi đó, các thành viên gia đình sẽ càng tin tưởng vào bạn hơn. Niềm tin còn được xây dựng và củng cố nhờ những khoảnh khắc nhỏ, tích cực.
Chúng ta không cần phải tạo ra một sự kiện lớn, ấn tượng để xây dựng niềm tin hay những kỷ niệm đáng giá. Bởi những khoảnh khắc nhỏ, tích cực và vui vẻ là cách xây dựng những kỷ niệm tuyệt vời và sự tin tưởng lâu dài nhất. Chẳng hạn như, cùng nhau chia sẻ những chuyến phiêu lưu nhỏ, cùng vui chơi, thể hiện tình cảm, cùng học hỏi những điều mới mẻ và cùng nhau ăn uống.
Ngược lại, khi những cảm xúc tiêu cực liên quan đến phát sinh bất đồng, mâu thuẫn, cần xây dựng lại niềm tin để tạo sự hòa hợp giữa các thành viên và chia sẻ chính mình. Nhờ đó mà niềm tin có thể tăng lên theo cấp số nhân. Không có mối quan hệ nào quan trọng hơn là gia đình. Khi có thể thiết lập, duy trì niềm tin và phục hồi nếu chẳng may mất niềm tin, sẽ giúp củng cố các mối quan hệ gia đình và tạo ra những kỷ niệm đẹp tồn tại trong suốt cuộc đời.