Nếu bạn đang cảm thấy quá mệt mỏi với các mối quan hệ xung quanh, thì đây chính là lúc bạn cần đặt ra ranh giới tự do cho chính mình.
Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng mang trong lòng nhiều nỗi bực bội, luôn hy vọng người khác đoán được tâm trạng và mong muốn của mình. Nhưng rồi sau khi trải qua nhiều chuyện khác nhau trong cuộc sống, chúng ta nhận ra rằng không ai có thể đoán biết được tất cả nhu cầu của ai cả, bởi ai cũng có những vấn đề của riêng họ.
Tất nhiên rằng ai cũng có những chuyện khó mở lời, chẳng hạn như nói với người khác rằng bạn không thể giúp đỡ họ, bởi vì bạn sợ làm người khác nổi giận và cũng không biết lựa lời phù hợp. Bạn sợ nếu bạn “sống vì mình” thì sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ ấy. Trong khi đó, nếu bạn cứ luôn sống vì người khác thì bản thân bạn lại chịu tổn hại lớn hơn rất nhiều, thậm chí sẽ cảm thấy kiệt sức.
Chúng ta sẽ kiệt sức nếu không tạo lập ranh giới tự do
Tình trạng kiệt sức xảy ra khi chúng ta bị kiệt quệ về cảm xúc, tinh thần hoặc thể chất. Trong nhiều trường hợp, kiệt sức dẫn đến sự thất vọng triền miên, sao nhãng công việc, ủ rũ và lảng tránh. Kiệt sức là tình trạng quá tải, và ranh giới chính là giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Chúng ta có thể kiệt sức do hàng ngàn lý do như không biết khi nào nên từ chối; ưu tiên người khác hơn bản thân mình; luôn muốn làm hài lòng mọi người; trò chuyện với những người làm tổn thương tình cảm của bạn; làm những điều khiến bạn không hạnh phúc…
Vậy, bạn hãy thử xem xét liệu bạn có đang kiệt sức vì bất kỳ điều gì hay không? Có rất nhiều những “ranh giới” bạn có thể đặt ra cho bản thân để tránh khởi sự kiệt sức, chẳng hạn như học cách nói “Không” khi không cảm thấy thoải mái; tự hỏi bản thân điều gì quan trọng với mình và ưu tiên bản thân hơn; không nhất thiết phải tự mình làm hết mọi việc, nếu thấy khó khăn có thể nhờ giúp đỡ;…
Vạch ra ranh giới sẽ giúp bạn tự do
Để bắt đầu hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình, việc đầu tiên cần làm chính là tìm hiểu những ranh giới của bản thân, cách thức truyền đạt ranh giới của mình đến người khác và giải quyết hệ quả của việc lập ranh giới hay có thể nói là sự khó chịu và cảm giác tội lỗi mà bạn phải đối mặt.
Việc đặt ra ranh giới không hề dễ dàng, nhất là với những người mà chúng ta yêu thương. Bởi lẽ, nói chuyện về việc này thì không thoải mái chút nào, và tệ hơn nữa, chúng ta có thể làm họ nổi giận. Nhưng ta chỉ có thể duy trì mối quan hệ tích cực nếu ta chịu nói ra điều mình muốn. Đôi khi đó là những điều to tát như: “Em sẽ không ở bên anh nếu anh say xỉn”, và đôi khi là những điều nhỏ nhặt như: “Xin cởi giày khi bước vào nhà mình”. Nhưng dù lớn hay nhỏ, tất cả những điều này đều quan trọng.
“Ranh giới là cánh cổng mở ra các mối quan hệ tốt đẹp.” – sách Ranh Giới Tự Do của tác giả Nedra Glover Tawwab. Cuốn sách “Ranh giới tự do” này sẽ giúp bạn nhận biết được khi nào bạn có vấn đề về ranh giới, cách truyền đạt nhu cầu của bạn và những việc bạn cần làm để duy trì ranh giới của mình.
Quá trình này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ban đầu, việc truyền đạt những gì bạn muốn không hề đơn giản, và ứng phó với những gì xảy ra sau đó còn có thể khiến bạn không thoải mái. Nhưng càng thực hành thì bạn sẽ càng thấy dễ dàng, nhất là khi bạn trải nghiệm được cảm giác nhẹ nhõm sau đó.
- Xem thêm: Sự tự do của thiên đường